Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 25 - 27)

1.5.4.1. Trước bó bột hoặc phẫu thuật * Phòng chống sốc

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng bệnh - Tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh

- Ủ ấm và thở Oxy (nếu người bệnh có khó thở) - Băng cầm máu nếu gãy hở

- Nẹp bất động xương gãy

* Phát hiện sớm và giảm nguy cơ tổn thương phối hợp

- Bắt mạch mu chân gãy

- Bất động tốt trước khi vận chuyển người bệnh

- Sờ bắp chân để phát hiện xem bắp chân có căng không? Đồng thời quan sát màu sắc các ngón chân xem có tím lạnh hay không?

* Giảm nguy cơ viêm xương: làm tốt công tác vệ sinh trước mổ và vô trùng phòng mổ, các dụng cụ phẫu thuật.

* Lấy máu làm các xét nghiệm: công thức máu ( đánh giá tình trạng mất máu), hóa sinh máu

1.5.4.2. Sau bó bột

* Loại trừ nguy cơ chèn ép bột

- Bó bột rạch dọc

- Hướng dẫn người bệnh các dấu hiệu chèn ép bột và khám lại sau bó bột từ 12 – 24 giờ

- Theo dõi màu sắc, cảm giác, vận động và nhiệt các ngón chân.

* Chăm sóc hạn chế biến chứng do nằm lâu: giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu.

- Cho người bệnh tập vận động sớm - Uống nhiều nước

- Vỗ rung lồng ngực - Vệ sinh thân thể.

* Giảm nguy cơ chậm liền xương

- Vận động các ngón chân sau khi bó bột - Hướng dẫn người bệnh vận cơ tĩnh.

* Tránh teo cơ, cứng khớp

- Tập vận động: 3 tuần sau bó bột tập nhấc gót, khép và dạng chân trên giường. Từ 6 đến 8 tuần tập nhấc gót và đi nạng, 10 đến 12 tuần tháo bột và ngâm chân vào nước muối ấm.

- Tập gấp duỗi gối và cổ chân sau tháo bột

1.5.4.3. Sau phẫu thuật kết hợp xương * Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn tùy theo tình trạng bệnh

- Cần chú ý theo dõi phát hiện sớm các tai biến của gây mê báo cho thầy thuốc biết để xử trí kịp thời.

* Chăm sóc vết mổ và ống dẫn lưu

- Thay băng vết mổ vô khuẩn

- Chú ý phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng vết mổ. - Rút dẫn lưu sau 24- 48 giờ.

* Giảm nguy cơ viêm xương

- Vệ sinh chi tổn thương sạch sẽ

- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh theo y lệnh

* Giảm đau sưngnề:

- Gác cao chân tổn thương trên khung Braune. - Dùng thuốc giảm nề theo chỉ định

* Hướng dẫn chếđộ tập vận động

- Khi người bệnh đỡ đau hướng dẫn tập vận động chủ động tại giường, vận động bàn ngón chân, cổ chân, gấp duỗi gối.

- Người bệnh kết hợp xương chi dưới bằng nẹp vis trong khoảng 2 tháng đầu đi lại bằng nạng nhưng không tỳ chân tổn thương xuống, 3 tháng trở đi tập đi lại bình thường, lưu ý không dồn trọng lực vào chân tổn thương trước. Đối với kết hợp xương bằng đinh nội tủy chi dưới thì sau khoảng 1 tháng có thể cho bệnh nhân đi lại bình thường.

* Chăm sóc về dinh dưỡng

- Chế độ ăn tăng đạm cho người bệnh sau phẫu thuật xương

- Ăn tăng Vitamin và khoáng chất để giúp cho quá trình liền xương nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng chân tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 25 - 27)