Giới thiệu về Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai tháng 9 10 năm 2020 (Trang 27 - 28)

-Quá trình thành lập và phát triển: Tiền thân của Trung tâm Hô Hấp là tổ Hô Hấp thuộc khoa Hồi sức cấp cứu (A9). Năm 1981, khoa Hô hấp chính thức được thành lập theo quyết định số: 506/BYT-QĐ. Thời kỳ đầu, khoa có 35 giường bệnh với 15 cán bộ công chức. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển với quy mô, thành tựu lớn, bởi vậy năm 2011 Trung tâm Hô hấp đã được thành lập trên cơ sở của khoa Hô Hấp. Hiện nay Trung tâm có 116 giường bệnh với 76 cán bộ công chức trong biên chế và hợp đồng, 19 hợp đồng khoán (trích từ quỹ thường xuyên) cùng với 19 hợp đồng thuộc chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá.

-Cơ cấu tổ chức:

Tổng số cán bộ công chức: Bác sỹ: 28, Điều dưỡng: 46, Hộ lý: 2

Trình độ: PGS.TS: 4, TS: 1, BSCKII: 1, Thạc sỹ: 22, cử nhân điều dưỡng: 20.

Ban lãnh đạo Trung tâm: gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc. Giám đốc Trung tâm đồng thời là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội ĐHY Hà Nội.

Chi Bộ Trung tâm Hô hấp: 11 đảng viên

-Cơ sở vật chất: Trung tâm có 116 giường bệnh, các phòng chức năng: phòng nội

soi phế quản, phòng nội soi can thiệp, phòng thăm dò chức năng hô hấp, phòng thủ thuật, phòng nghiên cứu khoa học, phòng thăm dò giấc ngủ, phòng điều trị tế bào gốc, tổng đài và phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá.

-Trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán điều trị: Máy nội soi phế quản: 4, máy thở BiPAP: 11, máy CPAP: 28, máy thở xâm nhập: 3, máy thăm dò chức năng hô hấp: 3. Máy đo thể tích ký thân:1, Máy đo đa ký giấc ngủ: 1, 2 hệ thống nội soi lồng ngực, màng phổi.

-Thuận lợi: Luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện, sự hỗ

trợ nhiệt tình của các Viện, khoa phòng trong Bệnh viện. Hầu hết cán bộ công chức còn trẻ tinh thần phấn đấu cao luôn được duy trì và phát triển. Tất cả bác sỹ của trung tâm đều có trình độ sau đại học và nhiệt tình trong công tác, luôn học tập chuyên môn ngoại ngữ để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mặt khác Trung tâm cũng

được Bệnh viên trang bị khá đầy đủ các thiết bị cần thiết cho công tác chẩn đoán và điều trị.

-Khó khăn: Trung tâm bước đầu triển khai công tác chăm sóc bệnh nhân toàn diện, mặt bệnh ngày càng phức tạp, nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy. Ngoài công tác điều trị Trung tâm còn đảm nhận trách nhiệm làm đầu mối thực hiện chương trình mục tiêu y tế phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y Tế, công tác chỉ đạo tuyến bởi vậy đòi hỏi cán bộ công chức của Trung tâm phải làm việc nhiều hơn, thường xuyên phải làm việc quá giờ so với quy định.

Chức năng nhiệm vụ chính

-Chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên khoa hô hấp tuyến cuối. -Đào tạo, giảng dạy các lớp trung học, đại học và sau đại học.

-Đầu mối quản lý, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế phòng chống các bệnh hô hấp không lây nhiễm, chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá của Bộ Y Tế.

-Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về lĩnh vực các bệnh hô hấp trên các tỉnh thành phố mà Bộ Y Tế phân công giao cho bệnh viện Bạch mai.

-Nghiên cứu khoa học.

-Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc bệnh hô hấp.

-Công tác kinh tế trong y tế: thu đúng thu đủ, tránh thất thoát, tham ô lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai tháng 9 10 năm 2020 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)