Thực trạng của vấn đề:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai tháng 9 10 năm 2020 (Trang 37 - 38)

Có một thực trạng mà chúng ta phải đối diện đó là nhân viên y tế chưa thật sự quan tâm, chưa hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

Thực tế cho thấy, khi người bệnh vào viện, bác sĩ chỉ chú ý trong việc ra quyết định điều trị, phương pháp, các chỉ định can thiệp… điều dưỡng chỉ tập trung vào việc tiêm, truyền, mất nhiều thời gian vào các vấn đề ghi chép…Vô hình chung vấn đề dinh dưỡng đã phó mặc cho Trung tâm dinh dưỡng và người nhà người bệnh.

Một thực trạng khác, khi tính được BMI, tính ra các loại thực phẩm cung cấp năng lượng theo đơn vị chuyển đổi, nhưng trên thực tế đã không thể áp dụng vì Trung tâm dinh dưỡng và nhà cung cấp suất ăn phải tính toán, cung cấp một số lượng lớn cho nhiều mặt bệnh khác nhau, việc tính toán năng lượng trong suất ăn chỉ mang tính định lượng, không có hiệu quả thực sự, không thuyết phục được người bệnh.

Mặt khác, khẩu vị, cách nấu không phù hợp với người bệnh từ nhiều vùng miền đến điều trị. Thường họ cảm thấy chán khi nhìn suất cơm, chê không ngon, không vừa miệng, màu sắc không bắt mắt, và hiện tượng suất cơm còn nhiều là thường xuyên diễn ra.

Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người bệnh, người nhà người bệnh cũng rất hạn chế, họ không hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng có tác động thế nào đến tình trạng bệnh, họ chỉ nghĩ đơn giản ăn ngon, hợp khẩu vị mà không có thái độ phải điều chỉnh thực phẩm, phải loại bỏ những thành phần nào để bệnh tiến triển tốt.

Trong những năm trở lại đây, nhờ sự phát triển của phòng Quản lý chất lượng, Trung tâm dinh dưỡng, nội dung về dinh dưỡng đã được đưa vào đào tạo, từng bước thực hiện tại các đơn vị trong bệnh viện, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các khoa phòng

Giai đoạn đầu khi thực hiện còn vấp phải nhiều khó khăn từ chính người bệnh, người bệnh không ăn theo chế độ bệnh lý, cảm thấy không ngon miệng, không phù hợp, không ăn hết suất…Khó khăn từ nơi cung cấp thực phẩm, khó khăn từ nhân viên y tế không giải thích cặn kẽ cho người bệnh, chiều theo ý muốn của người bệnh (đi ra ngoài mua về ăn)…

Hiện nay, sau một thời gian thực hiện, vấn đề dinh dưỡng đã là một phần không thể thiếu trong hồ sơ người bệnh. Được thể hiện ở phần nhận định ngay khi người bệnh vào

viện, khai thác các yếu tố và có các biện pháp can thiệp. Quá trình này được đánh giá dựa trên chỉ số đo được trên người bệnh và các chỉ số xét nghiệm.

Có thể nói, dinh dưỡng đã không bị bỏ quên, hơn nữa còn là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khi kết thúc quá trình điều trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai tháng 9 10 năm 2020 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)