Bảng 3.3. Kỹ thuật sử dụng bình hít định liều
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mở nắp dụng cụ bình hít định liều Đúng 50 100.0 Sai 0 0.0 Không làm 0 0.0 2 Lắc đều bình thuốc Đúng 44 88.0 Sai 0 0.0 Không làm 6 12.0 3 Thở ra hết sức trước khi ngậm bình hít định liều Đúng 35 70.0 Sai 14 28.0 Không làm 1 2.0 4 Ngậm kín miệng ống Đúng 49 98.0 Sai 1 2.0 Không làm 0 0.0 5 Ấn đầu ống thuốc đồng thời hít vào thật sâu Đúng 29 58.0 Sai 21 42.0 Không làm 0 0.0 6 Nín thở trong vòng 10
giây. Sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi Đúng 16 32.0 Sai 30 60.0 Không làm 4 8.0 7 Vệ sinh bình hít bằng vải khô, mềm Đúng 37 74.0 Sai 8 16.0 Không làm 5 10.0 8 Đóng nắp dụng cụ Đúng 49 98.0 Sai 1 2.0 Không làm 0 0.0 9 Lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc Đúng 25 50.0 Sai 0 0.0 Không làm 25 50.0
Nhận xét:
Qua bảng 3.3 cho thấy 100% người bệnh thực hành tốt kỹ thuật mở nắp dụng cụ bình hít, thực hành tương đối tốt 98% kỹ thuật ngậm kín miệng ống và đóng nắp dụng cụ. Bên cạnh đó vẫn còn một số kỹ thuật người bệnh còn chưa thực hành tốt như lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc chỉ có 50% người bệnh thực hành đúng, đặc biệt kỹ thuật nín thở trong vòng 10 giây sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi chỉ có 16 người bệnh thực hành đúng chiếm 32%. 3.6.4. Phân loại thực hành kỹ thuật sử dụng bình hít định liều Bảng 3.4. Phân loại thực hành kỹ thuật sử dụng bình hít định liều Phân loại thực hành Số Lượng Tỷ lệ (%) Đạt 7 14.0 Không đạt 43 86.0 Nhận xét:
Qua đánh giá thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự
phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) của 50 người bệnh cho thấy chỉ có 14% người bệnh thực hành kỹ thuật sử dụng bình hít đúng, số còn lại người bệnh thực hành không đúng chiếm đến 86%.
3.7. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được
3.7.1. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được:
- Nhân viên y tế luôn nhiệt huyết với nghề, tận tình hướng dẫn thực hành kĩ
thuật về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cho người bệnh.
- Tuy có thiếu hụt nhân lực nhưng nhân viên y tế luôn đảm bảo công tác tư
vấn, hướng dẫn người bệnh kĩ thuật thực hành về cách sử dụng bình hít định liều và nâng cao chất lượng điều trị.
- Các dụng cụ, các loại thuốc dùng trong khám và điều trị bệnh luôn được
- Lãnh đạo Bệnh viện và lãnh đạo khoa luôn quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực làm việc, giám sát kiểm tra năng lực nhân viên y tế định kỳ.
- Người bệnh và gia đình người bệnh cũng đã phối hợp với nhân viên y tế
trong việc tuân thủđiều trị bệnh.
- Người bệnh hiểu được tầm quan trọng về cách sử dụng bình hít đúng, sử
dụng bình hít đúng là điều kiện quan trọng để tối ưu hóa quá trình điều trị,thuốc phát huy tác dụng và giảm tác dụng phụ của thuốc.
3.7.2. Nguyên nhân của các việc chưa thực hiện được:
Về phía người bệnh:
- Vẫn còn một số người bệnh chưa thực sự quan tâm và chú ý khi nhân viên y tế hướng dẫn cách sử dụng bình hít định liều (MDI) đúng kỹ thuật.
- Người bệnh chưa tuân thủ đúng, đủ kỹ thuật sử dụng bình hít định liều (MDI). Thao tác các kĩ thuật còn sai, bỏ qua một số kĩ thuật dẫn đến việc sử dụng bình hít định liều (MDI) chưa hiệu quả.
- COPD là bệnh mạn tính phải điều trị cả đời nên nhiều khi người bệnh chủ
quan bỏ qua những bước trong kĩ thuật sử dụng bình hít ví dụ lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc (50% trong số 50 người bệnh được khảo sát không có thói quen súc miệng sau khi hít thuốc).
- Bên cạnh đó, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường là những người cao tuổi. Do đó, những kiến thức về bảo quản thuốc, kỹ thuật sử dụng bình hít định liều (MDI) nếu không hướng dẫn lại thường xuyên thì người bệnh rất dễ bỏ sót bước.
- Hầu hết các người bệnh mắc bệnh lâu năm đều chỉđược tư vấn hướng dẫn 1 lần đầu từ lúc bắt đầu sử dụng bình hít định liều (MDI), và mặc dù Bệnh viện có tổ chức các buổi hướng dẫn lại về quy trình kỹ thuật thực hành nhưng không phải người bệnh nào cũng đến tham dự.
Đây cũng chính là một trong các lý do dẫn đến những sai sót về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) của người bệnh.
Về phía Bệnh viện:
- Mặc dù các bác sỹ và điều dưỡng tại khoa Nội tổng hợp có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và đã thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhưng do nguồn nhân lực còn hạn chế, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, điều này ảnh hưởng
đến thời gian dành cho việc tư vấn hướng dẫn người bệnh trong đó có hướng dẫn thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI).
- Khoa phòng vẫn chưa có phòng tư vấn riêng cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các tài liệu hướng dẫn chưa đa dạng dẫn tới hiệu quả tư vấn chưa cao.
- Các hoạt động hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khoẻđang diễn ra dưới quy mô nhỏ, lẻ.
cho các cá nhân. Chưa có các buổi hướng dẫn kỹ thuật về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) định kỳ hàng tuần cho người bệnh.
Chương 4
KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẢ THI
Qua đánh giá thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) của 50 người bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của người bệnh như sau:
4.1. Đối với bệnh viện và nhân viên y tế:
- Sắp xếp phòng tư vấn hướng dẫn có nhân viên y tế chuyên trách tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đặc biệt là hướng dẫn kỹ thuật thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự
phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định khi đến khám và sau khi ra viện.
- Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo thêm cho nhân viên y tế
nhất là các điều dưỡng viên để giúp họ thành thạo hơn trong công tác chăm sóc, tư
vấn, hướng dẫn kỹ thuật thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự
phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Xây dựng tờ hướng dẫn sử dụng mỗi khi cấp phát thuốc có sử dụng bình hít
định liều (MDI) cho bệnh nhân.
- Đăng tải các video hướng dẫn sử dụng các loại bình hít lên trang wed của bệnh viện và hướng dẫn người bệnh truy cập vào để xem nhằm giúp người bệnh thực nâng cao kỹ thuật thực hành về cách sử dụng bình hít định liều.
- Thành lập các câu lạc bộ COPD liên kết với ban truyền thông trong nhành y tếđể tạo ra sân chơi gắn kết và chia sẻ giữa các người bệnh mắc COPD nhằm giáo dục sức khỏe cũng như hướng dẫn người bệnh kỹ thuật thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
4.2. Đối với người bệnh, gia đình người bệnh:
- Người bệnh cần chủ động trao đổi những vấn đề thắc mắc vềcách sử dụng bình hít định liều (MDI).
- Người bệnh nên thường xuyên xem lại quy trình về cách sử dụng bình hít
định liều (MDI) và không nên bỏ qua bước lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc đề
phòng nhiễm khuẩn cơ hội.
- Tuân thủ cách sử dụng bình hít định liều (MDI) đã được hướng dẫn.
- Khám sức khoẻ định kỳ để phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Gia đình người bệnh: Cần kết hợp với nhân viên y tếđểđộng viên, giúp đỡ
chia sẻ tâm tư nguyện vọng của người bệnh để họ tuân thủ cách sử dụng bình hít
Chương 5 KẾT LUẬN
Từ kết quả đánh giá thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để
dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) của 50 người bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian tháng 1 năm 2021 đến tháng 5 năm 2021 em rút ra một số kết luận như sau:
5.1. Thực trạng thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI):
- Người bệnh là nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ lần lượt là 74% và 36%, có trình độ học vấn 16% tiểu học, 36% trung học cơ sở, cao nhất là 40% trung học phổ thông,thấp nhất là 8% trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Người bệnh có độ tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%, nghề nghiệp chủ yếu là hưu trí/không làm việc (74%). Đa số người bệnh sống ở thành thị chiếm 74%, người bệnh sống cùng vợ chồng (52%), con cái (48%).
- Thời gian mắc bệnh của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%, từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ là 36%, trên 5 năm chiếm tỷ lệ
là 14% và dưới 1 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất là 12%.
5.2. Thực trạng thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI):
- Có 100% người bệnh thực hành đúng cách mở nắp dụng cụ bình hít định liều, 98% người bệnh thực hành tốt kỹ thuật ngậm kín miệng ống và đóng nắp dụng cụ. Người bệnh thực hành tương đối tốt các kỹ thuật lắc đều bình thuốc, vệ sinh bình thuốc bằng vải khô mềm, thở ra hết sức trước khi ngậm bình hít định liều có tỷ
lệ lần lượt là 88%, 74%, 70%. Bên cạnh đó vẫn còn một số kỹ thuật người bệnh chưa thực hành tốt như ấn đầu ống thuốc đồng thời hít vào thật sâu chỉ có 58% người bệnh thực hành đúng, lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc có 50% người bệnh không thực hành, đặc biệt kỹ thuật nín thở trong vòng 10 giây sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi chỉ có 16 người bệnh thực hành đúng chiếm tỷ lệ là 32%.
-Qua đánh giá thực hành về cách sử dụng bình hít định liều (MDI) để dự
phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) của 50 người bệnh cho thấy chỉ có 14% người bệnh thực hành kỹ thuật sử dụng bình hít đúng, số còn lại người bệnh thực hành không đúng chiếm đến 86%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Bộ y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Nhà xuất bản y học 2. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/lao-va-benh phoi/ benh-phoi-tac-nghen-man-tinh/1851/ 3. https://www.slideshare.net/Benhhohapmantinh/nghin-cu-bnh-phi-tc-nghn-mn-tnh- ti-vit-nam 4. https://kcb.vn/wp-content/uploads/2018/07/B%E1%BB%99-Y-t%E1%BA% BF-H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-ch%E1%BA%A9n- %C4%91o%C3%A1n-v%C3%A0-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B- BPTNMT-b%E1%BA%A3n-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-2018.pdf 5. Lê Thị Tuyết Lan (2011), "Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại
Việt Nam", J Fran Viet Pneu 2011, 02(04), tr. 46-48
6. Lê Thị Tuyết Lan (2011), "Tình hình bệnh nhân BPTNMT trong giai đoạn sớm ", Tạp trí Y học thành phố Hồ Chí Minh- Phụ bản 4 – Tập 5 tr. 111-113.
7. Ngô Quý Châu (2003), "Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị
nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996-2000)",
TCNCKH, 21(1), Hà Nội, tr. 35-39
8. Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam (slideshare.net)
9. Ngô Quý Châu, Phan Thu Phương và cộng sự (2006) "Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư thành phố Hải Phòng" Y học thực hành, (2), Hà Nội, tr. 45-48.
10. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010), "Nghiên cứu tình hình dịch thế bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam", Y học thực hành,(2), Hà Nội, tr. 8-11.
11. (PDF) BÁO CÁO CHUNG TỔNG QUAN NGÀNH Y TẾ NĂM 2014 | quynh nguyen - Academia.edu
12. Phạm Huy Quyến, Bùi Công Hoan (2014), "Xác định chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng trên các đối tượng có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng gợi ý", Tạp chí Y học thực hành, (921), Hà Nội, tr. 496-501.
13. Quyết định 346/QĐ-BYT phòng chống bệnh không lây nhiễm 2015 2020 (thuvienphapluat.vn)
14. Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 - TaiLieu.VN
Tài liệu tiếng anh
15. http://www.atsjournals.org/doi/pdf/10.1164/rccm.1908P5
16. Nhung Nguyen Viet, Faisal Yunus, et al (2015), "The prevalence and patient characteristics of chronic obstructive pulmonary disease in nonsmokers in Vietnam and Indonesia: An observational survey", Respirology 2015; 20: 602-611
PHỤ LỤC
BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỀ CÁCH SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU (MDI) ĐỂ DỰ PHÒNG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
(COPD)
I. Thông tin chung
1. Họ tên người bệnh: ...
2.Tuổi: ...Giới tính... Dân tộc:...
3. Địa chỉ: ...
4.Ngày giờ vào viện: ...
5.Lý do vào viện:...
6. Chẩn đoán khi vào viện:...
7. Nghề nghiệp: Công chức, viên chức Nông dân Công nhân Buôn bán Nội trợ Khác(ghi rõ):... 8. Trình độ học vấn: Mù chữ Tiểu học Trung học CS Trung học phổ thông Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Trên đại học 9.Nơi ở: Thành thị Nông thôn
10. Sống chung với ai Ông bà Bố mẹ Vợ chồng Con cái Một mình II. Tiền sử
1.Ông/bà mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao nhiêu lâu? Dưới 1 năm
Từ 1-3 năm Từ 3-5 năm Trên 5 năm
III. Kỹ thuật sử dụng bình hít định liều
STT Nội dung Đúng Sai Không
làm
C1 Mở nắp dụng cụ bình hít định liều C2 Lắc đều bình thuốc
C3 Thở ra hết sức trước khi ngậm bình hít định liều C4 Ngậm kín miệng ống
C5 Ấn đầu ống thuốc đồng thời hít vào thật sâu C6 Nín thở trong vòng 10 giây. Sau đó thở ra qua
miệng hoặc mũi
C7 Vệ sinh bình hít định liều bằng vải khô, mềm C8 Đóng nắp dụng cụ