Những thông tin chung về đầm Thị nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong nước trầm tích đáy và ống tiêu hóa của một số loài động vật thân mềm ở đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 25)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Những thông tin chung về đầm Thị nại

1.3.1. Vị trí địa lý và dân cư

- Vị trí: đầm Thị Nại nằm trong khoảng 109011’06” - 109018’30” kinh độ Đông và 13045’20” - 13055’10” vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính bao gồm thành phố Quy Nhơn (xã Nhơn Hội, phƣờng Hải Cảng, Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại) và huyện Tuy Phƣớc (xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hoà, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận).

- Diện tích: đầm Thị nại là đầm nƣớc mặn lớn nhất Tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên mặt đầm là 5.060ha. Đầm Thị Nại có chiều dài 16km, chiều rộng từ 500m đến 5.000m, độ sâu trung bình khoảng 1,2m. Phía Bắc của đầm giáp với huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát; phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn; phía Đông giáp cồn cát ven biển; cửa đầm thông với Vịnh Quy Nhơn, có độ rộng khoảng 400-500m.

ngƣời (với tỷ lệ tăng trƣởng dân số trung bình khoảng 0,25%/năm), chiếm khoảng 11% dân số tỉnh Bình Định bao gồm khu vực phía Bắc Đầm (20.319 ngƣời), phía Tây Nam đầm (147.861 ngƣời), phía Đông Nam đầm (3.698 ngƣời) và khu Cồn Chim (800 ngƣời) [3], [44].

Hình 1.1. Vị trí địa lý đầm Thị Nại [3]

1.3.2. Đặc điểm tự nhiên

Đầm Thị Nại là nơi đổ ra của 2 con sông lớn, đó là sông Kôn và sông Hà Thanh. Sông Kôn dài trên 178km, tổng lƣu vực khoảng 3067km2, lƣu lƣợng 58,84m3/s. Sông Hà Thanh dài khoảng 85km, tổng diện tích lƣu vực khoảng 580km2, lƣu lƣợng 13,6m3

/s. Cả hai sông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao, nghiêng từ Tây sang Đông. Vào mùa mƣa, lũ lụt và rửa trôi diễn ra nghiêm

trọng, ngƣợc lại, cạn kiệt vào mùa khô. Chênh lệch lƣu lƣợng giữa hai mùa lên đến hơn 1.000 lần [1], [3].

Đầm Thị Nại thuộc loại đầm kín, đựơc che chắn với biển bởi bán đảo Phƣơng Mai dọc theo phía Đông, cửa đầm thông với vịnh Quy Nhơn rất hẹp (400-500 m), làm cho khả năng trao đổi nƣớc của chúng với biển rất hạn chế. Trao đổi nƣớc chủ yếu xảy ra dƣới tác động của 2 quá trình: truyền triều và nuớc sông đổ vào đầm ra vịnh và biển. Vào mùa ít mƣa, nƣớc biển có khả năng thâm nhập sâu vào vùng đầm. Nhƣng vào mùa mƣa, khi nƣớc sông Kôn và các sông nhỏ khác đổ vào đầm thì hầu hết diện tích đầm bị bao phủ bởi nƣớc ngọt.

Sự hoạt động mạnh của yếu tố sông vào mùa mƣa và yếu tố biển vào mùa khô tạo cho đầm Thị Nại các vùng nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn theo mùa. Tuỳ theo vị trí của bãi so với vị trí của sông và mép nƣớc biển, nguồn nƣớc trên ngấm vào đất tạo ra những vùng đất nhiễm mặn khác nhau và ở đó có những thảm thực vật và động vật phong phú, tƣơng ứng thích nghi với môi trƣờng sống.

1.3.3. Tài nguyên sinh vật

Đầm Thị Nại là một trong những đầm phá thể hiện những nét đặc trƣng về một hệ sinh thái của một vùng biển nhiệt đới. Diện tích rừng ngập mặn tới 1.000ha và 200ha thảm cỏ biển, góp phần bảo vệ vùng bờ, cung cấp nguồn giống cho nuôi trồng thuỷ sản và liên quan mật thiết tới sự giàu có về nguồn lợi hải sản, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cƣ sống ven đầm. Theo thống kê, đầm Thị Nại hiện có 185 loài thực vật phù du, 64 loài động vật phù du, 181 loài động vật đáy, 136 loài rong biển và thực vật bậc cao, 100 loài động vật thân mềm, 119 loài cá và 14 loài tôm,… (Nguyễn Xuân Hòa & cs., 2011) [2].

Phƣớc) rộng gần 1000ha. Đây đƣợc coi là lá phổi xanh của thành phố Quy Nhơn với hệ sinh thái rừng ngập mặn và cỏ biển tới 25 loài, hệ động vật có 64 loài phù du, 76 loài cá, có hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nƣớc và chim di cƣ, 10 loài chim rừng.

Trong đầm Thị Nại có 29 loài cây ngập mặn phân bố, trong đó có 20 loài cây ngập mặn thực sự, thuộc 11 họ và 9 loài cây tham gia rừng ngập mặn, thuộc 8 họ. Các loài Đƣớc đôi, Đƣng, Mắm trắng, Giá, Bần trắng, Tra nhớt rất phổ biến trong đầm. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng vì sự phát triển của nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Xuân Hòa & cs., 2011) [2]

1.3.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở đầm Thị Nại

Những năm qua, đầm Thị Nại đã và đang phải đối diện trƣớc những nguy cơ suy thoái hệ sinh thái. Trong khoảng thời gian 2010 – 2014, không chỉ hệ sinh thái đầm Thị Nại bị suy thoái mà nguồn lợi thuỷ sản cũng giảm sút nghiêm trọng. Có thể nói các nguồn thải có khả năng đƣa vào đầm Thị Nại chủ yếu từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thải do rửa trôi đất ở khu vực TP. Quy Nhơn, huyện Tuy Phƣớc, huyện An Nhơn, một phần huyện Tây Sơn và Nam Vĩnh Thạnh (khu vực hạ lƣu sông Côn và sông Hà Thanh - vùng thu nƣớc chính cung cấp cho đầm Thị Nại).

Ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản: giai đoạn 1985-2000, song song với phát triển kinh tế, đầm Thị Nại đã bị khai thác triệt, rừng ngập mặn theo nghĩa của hệ sinh thái đã biến mất và chỉ còn lại những dải cây ngập mặn ở một số nơi. Thay vào đó, nuôi trồng thủy sản phát triển và các đìa tôm chiếm diện tích tƣơng đƣơng vùng rừng ngập mặn trƣớc đây. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại vùng đầm Thị Nại diễn biến phức tạp. Việc sử dụng hoá chất mang tính độc hại cao trong tẩy uế, diệt tạp và phòng chống bệnh thủy sản cũng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong đầm.

lớn đối với đầm Thị nại. Tình trạng đổ rác thải xuống nƣớc đã trở thành thói quen của ngƣời dân sống ven bờ làm rác ngập tràn ở các kênh, mƣơng, sông trôi từ đầu nguồn tấp vào bờ lâu ngày bốc mùi hôi thối. Thậm chí sau các vụ mùa, bà con còn vứt rơm rạ xuống dòng chảy làm ô nhiễm và tắc nghẽn dòng chảy. Những thời điểm dịch bệnh, trên các sông, kênh, mƣơng còn xuất hiện nhiều xác của gia súc, gia cầm… Chính sự ô nhiễm này khiến cho các chất độc hại tích tụ trong sinh vật đầm và tác động ngƣợc trở lại cho con ngƣời. Cơ sở hạ tầng trong các khu dân cƣ quanh đầm Thị Nại còn yếu kém, lạc hậu, điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế, dẫn đến việc các hộ dân xả chất thải trực tiếp xuống biển, đầm, gây ô nhiễm môi trƣờng. Vấn đề ô nhiễm hữu cơ đƣợc coi là đặc trƣng của nguồn nƣớc thải sinh hoạt.

Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh, nhƣng cũng là nơi có nguồn nƣớc thải rất lớn, trên 500 m3/ngày. Các cơ sở chế biến thủy hải sản trong tỉnh đều đã có hệ thống bể tự thu gom và xử lý nƣớc thải, tuy nhiên hiệu quả chƣa thật cao. Đặc biệt tại khu công nghiệp Phú Tài, nƣớc thải vẫn chƣa đƣợc xử lý. Công ty bia Quy Nhơn có lƣợng nƣớc thải khoảng 800 m3

/ngày, nhƣng chƣa có hệ thống xử lý đạt yêu cầu. Nhà máy đƣờng Bình Định đổ trực tiếp nƣớc thải ra sông Kôn, tổng lƣợng nƣớc thải qua 3 cửa xả tại xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) là 1.759 m3/giờ bao gồm cả nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp.

Ô nhiễm do hoạt động tàu thuyền trên biển: hoạt động thƣờng xuyên của tàu thuyền đánh bắt cá là nguồn ô nhiễm dầu rất lớn đối với đầm. Bên cạnh đó, các sự cố tràn dầu trên biển gây ô nhiễm nặng nề hơn.

Ô nhiễm rác thải nhựa trên đầm Thị Nại: Tình hình ô nhiễm rác thải nhựa ở đầm Thị Nại rất nghiêm trọng. Cho đến nay, mặc dù chƣa có nghiên cứu cụ thể nào về ô nhiễm rác thải nhựa ở đầm Thị Nại nhƣng quá trình khảo

sát thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy những bãi rác tập trung quanh bờ đầm hay những vùng rác trôi nổi trên mặt nƣớc ven bờ, trong đó rác thải nhựa chiếm một lƣợng lớn. Lƣợng rác này rồi sẽ đƣợc cuốn tất cả ra đại dƣơng mỗi khi thủy triều lên – xuống. Có thể nói, rác thải nhựa ở đầm Thị Nại có từ 3 nguồn chính: (1) rác thải sinh hoạt của ngƣời dân, (2) từ hoạt động kinh tế xung quanh đầm, (3) nguồn thải từ các sông đổ về.

Hình 1.2. Ô nhiễm rác thải nhựa ở khu dân cƣ ven đầm Thị Nại (qua khảo sát thực tế)

Hiện tại, đầm Thị Nại chịu một áp lực lớn về dân số. Hoạt động sống hàng ngày của ngƣời dân nơi đây cũng nhƣ ở bao vùng khác, đều sử dụng đồ dùng nhựa rất phổ biến. Bao bì, túi nilon và chai lọ nhựa,... bị lạm dụng làm cho lƣợng rác thải nhựa tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, đầm Thị Nại là nơi đổ ra biển của hai con sông lớn là sông Kôn và sông Hà Thanh. Nguồn rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng từ đời sống của nhân dân lƣu vực hai con sông này cuốn theo theo dòng chảy đổ về đây.

Bên cạnh đó, hoạt động đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản cũng đem đến cho đầm Thị Nại một lƣợng lớn rác thải nhựa, đó là các loại lƣới đánh bắt, bao bì chứa đựng hải sản, bao bì và chai lọ chứa đựng thức ăn cũng nhƣ các loại thuốc bảo vệ, điều trị bệnh cho thuỷ sản nuôi trồng, hộp xốp và túi nilon,

chai nhựa đựng thức ăn và nƣớc uống cho ngƣời dân mang theo khi hoạt động trên đầm.

Đầm Thị Nại là nguồn mƣu sinh của hầu hết ngƣời dân sống quanh đầm. Có một lƣợng lớn thủy hải sản đƣợc khai thác mỗi ngày từ việc đánh bắt nhiên trên đầm hoặc thu hoạch từ các vựa nuôi của ngƣời dân. Hoạt động mua bán hải sản của ngƣời dân xung quanh đầm Thị Nại diễn ra hàng ngày, từ những đại lý thu gom mua bán với số lƣợng lớn cho đến những ngƣời mua bán lẻ... Tất cả đều xả ra đầm Thị Nại một lƣợng lớn bao bì nilon.

Bên cạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng và mua bán thủy hải sản thì đầm Thị Nại còn gánh chịu lƣợng nƣớc thải và rác thải lớn từ các khu công nghiệp đổ về.

1.4. Sơ lƣợc một vài đặc điểm của các loài động vật thân mềm nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tôi chọn Sò Huyết (Anadara granosa) và Sò Lông (Anadara subcrenata) là hai loài động vật thân mềm để nghiên cứu. Đây là hai loài động vật thân mềm rất đặc trƣng ở đầm Thị Nại, là đối tƣợng hải sản ƣa thích của ngƣời dân quanh đầm và cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng ở đây.

Mặc dù có những đặc điểm sinh học riêng, nhƣng giống nhƣ nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, Sò Huyết và Sò Lông cũng là những loài sống đáy. Chúng sống ở các bãi có đáy mềm, ít sóng gió. Sò nhỏ thƣờng sống trên mặt đáy, sò lớn vùi sâu trong đáy khoảng 1 – 3cm.

Tập tính ăn của Sò Huyết và Sò Lông cũng có phƣơng thức lấy thức ăn theo kiểu lọc thức ăn nhƣ những động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác. Thức ăn chủ yếu của chúng là tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ. Rõ ràng, với tập tính ăn thụ động nhƣ vậy nên chúng có thể lọc lấy tất cả những gì lơ lững trong môi trƣờng sống. Vì vậy, khả năng những loài sò này ăn vào những mẫu vi nhựa là rất cao nếu môi trƣờng sống của chúng bị ô nhiễm vi

nhựa. Vì lý do đó, cùng với việc đánh giá ô nhiễm vi nhựa trong môi trƣờng sống tôi cũng đánh giá liệu rằng các loài hai mảnh vỏ nhƣ Sò Lông và Sò Huyết có bị ô nhiễm vi nhựa hay không. Đây là việc làm rất cần thiết để có thể đánh giá đƣợc thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở hệ sinh thái đầm Thị Nại.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Vi nhựa trong nƣớc, vi nhựa trong trầm tích đáy và vi nhựa trong ống tiêu hoá của Sò Huyết (Anadara granosa), Sò Lông (Anadara subcrenata) ở đầm Thị Nại.

- Nƣớc, trầm tích đáy và Sò Huyết (Anadara granosa), Sò Lông (Anadara subcrenata) đƣợc thu tại đầm Thị Nại.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. - Địa điểm thu mẫu:

+ Mẫu nƣớc và trầm tích đáy đƣợc thu tại 2 điểm TN1 và TN2 ở đầm Thị Nại (Hình 2.1).

+ Mẫu Sò Huyết và Sò Lông thu mua từ ngƣời dân đánh bắt trên Đầm Thị Nại.

- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, khoa Khoa học tự nhiên, trƣờng Đại học Quy Nhơn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích đáy ở đầm Thị Nại Thị Nại

Xác định mật độ, kích thƣớc, màu sắc vi nhựa trong trầm tích đáy

2.3.2. Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong nước ở đầm Thị Nại

Xác định mật độ, kích thƣớc, màu sắc vi nhựa trong nƣớc.

2.3.3. Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong ống tiêu hoá của động vật thân mềm ở đầm Thị Nại: Sò Huyết (Anadara granosa) và Sò Lông vật thân mềm ở đầm Thị Nại: Sò Huyết (Anadara granosa) và Sò Lông (Anadara subcrenata)

- Xác định mật độ, kích thƣớc, màu sắc vi nhựa trong ống tiêu hóa của Sò Huyết.

- Xác định mật độ, kích thƣớc, màu sắc vi nhựa trong ống tiêu hóa của Sò Lông.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu mẫu

2.4.1.1. Thu mẫu trầm tích đáy

Các mẫu trầm tích đƣợc thu vào triều thấp tại 2 điểm TN1 và TN2 (Hình 2.1). Tại mỗi điểm, mẫu trầm tích đƣợc thu từ bề mặt đáy đến chiều sâu 5cm, thu lặp lại 5 lần và trộn lẫn vào nhau thành một mẫu theo phƣơng pháp của Quỳnh Anh và cộng sự (2020) [70]. Mẫu đƣợc thu bằng ống thu mẫu có đƣờng kính 6cm và chiều cao 5cm. Các mẫu sau khi thu đƣợc cho vào lọ thủy tinh có dán nhãn và ghi các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc phân tích sau này (điểm thu mẫu, ngày thu,…). Sau đó, mẫu đƣợc chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

Định kỳ mỗi tháng thu mẫu một lần, vào 3 tháng mùa mƣa (tháng 10, 11 và 12) và 3 tháng mùa nắng (tháng 3, 4 và tháng 5).

2.4.1.2. Thu mẫu nước

Mẫu nƣớc đƣợc thu bằng vợt chuyên dụng có gắn máy đo vận tốc nƣớc (flowmeter) để tính đƣợc lƣợng nƣớc đã thu.

Mẫu đƣợc thu định kỳ mỗi tháng một lần, vào 3 tháng mùa mƣa (tháng 10, 11 và 12) và 3 tháng mùa nắng (tháng 3, 4 và tháng 5). Lƣợng nƣớc mỗi lần thu trung bình khoảng từ 3-5m3.

2.4.1.3. Thu mẫu Sò Huyết và Sò Lông

Sò Huyết và Sò Lông đƣợc thu trực tiếp từ ngƣ dân đánh bắt trên đầm, sau đó cho vào bì kín, bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

Mẫu đƣợc thu định kỳ mỗi tháng một lần, vào 3 tháng mùa mƣa (tháng 10 đến tháng 12) và 3 tháng mùa nắng (tháng 3 đến tháng 5).

2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu

2.4.2.1. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trầm tích

* Xử lý mẫu:

Mẫu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp của Quynh Anh và cộng sự (2020) [70]. - Mẫu đƣợc làm khô ở nhiệt độ 550C trong 72 giờ, sau đó trộn đều mẫu và lấy 10g để phân tích.

- Sàn qua rây có kích thƣớc mắt lƣới 1mm, bỏ những tạp chất hoặc sỏi >1mm, giữ lại vi nhựa >1mm nhƣng <5mm và cho vào giấy lọc, bảo quản trong đĩa petri để phân tích sau.

- Phần trầm tích <1mm đƣợc cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho vào từ từ 20ml H2O2 30%, trộn đều và để ở tủ ấm tại 400C trong 3 giờ.

- Lấy mẫu từ tủ ấm lọc qua sàn có kích thƣớc mắt lƣới 250µm, giữ lại phần trên rây và cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho dung dịch NaCl bão hòa vào cốc để thực hiện công đoạn chảy tràn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong nước trầm tích đáy và ống tiêu hóa của một số loài động vật thân mềm ở đầm thị nại, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)