3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4. Sơ lƣợc một vài đặc điểm của các loài động vật thân mềm nghiên
Trong nghiên cứu này, tôi chọn Sò Huyết (Anadara granosa) và Sò Lông (Anadara subcrenata) là hai loài động vật thân mềm để nghiên cứu. Đây là hai loài động vật thân mềm rất đặc trƣng ở đầm Thị Nại, là đối tƣợng hải sản ƣa thích của ngƣời dân quanh đầm và cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng ở đây.
Mặc dù có những đặc điểm sinh học riêng, nhƣng giống nhƣ nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, Sò Huyết và Sò Lông cũng là những loài sống đáy. Chúng sống ở các bãi có đáy mềm, ít sóng gió. Sò nhỏ thƣờng sống trên mặt đáy, sò lớn vùi sâu trong đáy khoảng 1 – 3cm.
Tập tính ăn của Sò Huyết và Sò Lông cũng có phƣơng thức lấy thức ăn theo kiểu lọc thức ăn nhƣ những động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác. Thức ăn chủ yếu của chúng là tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ. Rõ ràng, với tập tính ăn thụ động nhƣ vậy nên chúng có thể lọc lấy tất cả những gì lơ lững trong môi trƣờng sống. Vì vậy, khả năng những loài sò này ăn vào những mẫu vi nhựa là rất cao nếu môi trƣờng sống của chúng bị ô nhiễm vi
nhựa. Vì lý do đó, cùng với việc đánh giá ô nhiễm vi nhựa trong môi trƣờng sống tôi cũng đánh giá liệu rằng các loài hai mảnh vỏ nhƣ Sò Lông và Sò Huyết có bị ô nhiễm vi nhựa hay không. Đây là việc làm rất cần thiết để có thể đánh giá đƣợc thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở hệ sinh thái đầm Thị Nại.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU