M ỤC L ỤC
2.2.2. Quá trình bệnh lý
Theo lời người nhà người bệnh kể, người bệnh sinh ra bình thường, là con út trong gia đình có 3 người con. Người bệnh phát triển thể chất và tâm thần hoàn toàn bình thường.
Năm 2019, khi đang làm việc, không may người bệnh bị ngã giáo, sau đó được
điều trị tại bệnh viện Bạch Mai với chuẩn đoán: Chấn thương sọ não.
Năm 2020 khi đang ngồi xem ti vi, người bệnh tự nhiên ngã, sau đó co giật toàn thân, mắt trợn ngược, mặt tím tái, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, cơn kéo dài khoảng 1 phút, 1 tháng xuất hiện khoảng 3-4 cơn giật, các cơn giống nhau. Thấy vậy người nhà đưa người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần Nam
Định, sau đó người bệnh được cho về nhà uống thuốc Depakin 200 mg x 4 viên/ngày. Người bệnh uống thuốc đều, tần số xuất hiện cơn giật giảm, khoảng 1-2 tháng xuất hiện 1 cơn giật, cơn sau giống cơn trước. Trong thời gian này, người bệnh mệt mỏi, không muốn làm gì, tự vệ sinh, ăn uống được.
Khoảng 1 tuần trước khi vào viện, cơn giật xuất hiện nhiều hơn, 4 cơn 1 tuần, các cơn mô tả như trên, người bệnh mệt mỏi, bực tức, vẻ mặt căng thẳng, hay cáu giận. Người nhà chưa cho uống thuốc gì và đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần Nam Định điều trị. 3.2.3. Khám bệnh: Toàn thân: - Thể trạng trung bình - Dấu hiệu sinh tồn: + mạch 80 lần/phút + Huyết áp 120/80 mmHg + Nhiệt độ: 37℃ + Nhịp thở: 19 lần/ phút - Tuần hoàn: Nhịp tim đều, tiếng T1 T2 rõ
- Tiêu hóa: Bụng mềm, không chướng, gan - lách không sờ thấy - Thận, tiết niệu, sinh dục: bình thường
. - Răng, hàm mặt: bình thường
- Các bệnh lý khác: Chưa thấy có dấu hiệu bệnh lý
2.2.3.1. Thần kinh
- Không có tổn thương liệt khu trú - Đáy mắt: chưa soi
- Vận động tứ chi: bình thường - Trương lực cơ: Bình thường
- Cảm giác (nông, sâu): Không rối loạn.
- Phản xạ: Phản xạ gân xương đáp ứng đều hai bên
2.2.3.2. Tâm thần
- Biểu hiện chung: ăn mặc lôi thôi
- Ý thức định hướng: Không gian, thời gian, bản thân: xác định đúng. - Tình cảm, cảm xúc: căng thẳng, lo lắng
- Tri giác: ảo thanh, ra lệnh xui khiến người bệnh tấn công người thân - Tư duy:
+ Hình thức: Nhịp nhanh nói nhiều + Nộị dung: Hoang tuởng tự cao, bị hại - Hành vi tác phong:
+ Hoạt động có ý trí: bẩn, lôi thôi bỏđi lang thang vô cớ, lười làm việc + Hoạt động bản năng: ăn kém ngủ ít - Trí nhớ: giảm - Trí năng: Giảm - Chú ý : Kém tập trung, lơđãng 2.2.3.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm: - Công thức máu: WBC: 0,8 HGB: 6,5 RDW: 0,2 MDV: 93 HCT : 10,3 LYM:17,3 - Xét nghiệm nước tiểu: SG: 1,020 pH :6,0
LEU, BLO,NIT, KET,BIL,PRO, GLU: (-)
- Đã làm điện não đồ và lưu huyết não: xuất hiện sóng động kinh (sóng α
xuất hiện không thành nhịp với tần số ~ 1ck/s , biên độ ~ 20 microvol, nghiệm pháp Berger không đáp ứng, thở sâu và kích thích ánh sáng thấy xuất hiện nhiều đợt ngắn sóng chậm Delta, Thetal tần số ~ 3-5 ck/s, biên độ ~ 40- 120 microvol lan tỏa hai bán cầu.
- Xquang tim phổi: Bình thường
2.2.3.4. Các thuốc dùng cho người bệnh
Depakin 200 mg x 2 viên (uống 10h)
Piracetam 400 mg x 6 viên ( uống 10h – 16h) Gardenal 100 mg x 2 viên ( uống 20h)
Vitamin 3B x 2 viên ( uống 10h) - Hoàn cảnh gia đình: Trung bình. - Trình độ văn hóa 12/12
- Tiền sử:
+ Bản thân: 32 tuổi bịđộng kinh cục bộđiều trịổn định + Gia đình: Không ai mắc bệnh tâm thần /thần kinh
2.3. Chăm sóc trong thời gian người bệnh nằm viện đánh giá hoạt động hàng ngày của người bệnh như sau: ngày của người bệnh như sau:
* Chăm sóc triệu chứng co giật
- Người bệnh tỉnh tiếp xúc được - Khí sắc căng thẳng lo lắng - Người bệnh ngủ ít ăn kém
- Người bệnh chăm sóc vệ sinh cá nhân kém, và hoạt động thể lực kém - Người bệnh được dùng thuốc theo chỉđịnh
- Điều dưỡng đã tiếp xúc với người bệnh, phổ biến nội quy, quy định hướng dẫn của bệnh viện, khoa và khuyên người bệnh cũng như người nhà yên tâm điều trị
và tin tưởng vào kết quả điều trị của bác sỹ và chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh.
- Điều dưỡng đã nhắc nhở người nhà cất hết những vật sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và người nhà.
* Cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cho người bệnh:
- Người bệnh ăn tự túc bữa sáng, bữa trưa người bệnh ăn theo suất cơm tại bệnh viện ăn được 1 bát cơm, rau và thịt, bữa tối 1 bát cơm, canh và đậu phụ, ngoài ra người bệnh không ăn thêm gì, người bệnh không muốn ăn mặc dù thỉnh thoảng người nhà có mua thêm ít hoa quả hay sữa.
- Điều dưỡng có động viên người bệnh ăn nhưng người bệnh không muốn
ăn, ăn rất kém, qua quan sát thấy người bệnh ăn chưa được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh.
*Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh:
- Vệ sinh:
+ Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, người nhà cũng ít chú ý đến việc vệ sinh của người bệnh vì họ không có mặt thường xuyên và họ cảm thấy chán nản, điều dưỡng có nhắc nhở người bệnh nhưng người bệnh không chịu làm và không biết làm.
- Giấc ngủ:
+ Người bệnh ngủ kém, khoảng 6/24h, người bệnh khó ngủ lo lắng về tình hình bệnh tật của mình và không yên tâm điều trị.
+ Điều dưỡng đã khuyên nhủ, động viên để người bệnh để người bệnh an tâm và tin tưởng vào quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh
- Vận động:
+ Người bệnh hay đi lại lộn xộn, có khi định ra ngoài cổng, khi bị nhân viên y tế yêu cầu trở về bệnh viện thì người bệnh chống đối, phản ứng và không muốn nằm điều trịở viện nữa.
- Việc dùng thuốc cho người bệnh:
+ Ở bệnh viện người bệnh được điều dưỡng phát thuốc uống và theo dõi uống thuốc hàng ngày.
+ Tuy nhiên thì người bệnh nói rằng khi ở nhà người bệnh tự quản lý thuốc và tự uống thuốc, người nhà không quan tâm đến việc dùng thuốc của người bệnh.
- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà:
+ Người nhà và người bệnh đã được điều dưỡng phổ biến về nội quy khoa phòng và bệnh viện.
+ Điều dưỡng đã tiếp xúc với người nhà và người bệnh đểổn định tâm lý cho người bệnh, giải thích về bệnh, cách chăm sóc, cách cho người bệnh ăn uống, sử
dụng thuốc…
Ngày 25 tháng 5 năm 2021
- Thực hiện y lệnh thuốc:
10 giờ: Uống thuốc: Depakin 200 mg x 2 viên, Piracetam 400 mg x 3 viên, vitamin 3B x 2 viên.
- Theo dõi sát bệnh nhân
+ Hiện tại người bệnh tỉnh tiếp xúc được, chưa tham gia các hoạt động trong khoa, đi lại nhiều
+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt. 10 giờ 30 phút:
+ Động viên người bệnh ăn hết khẩu phần, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể.
+ Bệnh nhân ăn hết suất cơm. 15 giờ:
+ Nhắc nhở người bệnh vệ sinh cá nhân: gội đầu, tắm thay quần áo sạch. + Huớng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân đánh răng ngày 2 lần, sau khi ngủ
dậy và trước khi đi ngủ. - Quản lý người bệnh:
+ Sắp xếp người bệnh vào buồng bệnh cùng với người bệnh ổn định để theo dõi
+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như (dao, kéo, dây, vật sắc nhọn…)
+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao ca, giao trực, lúc giao thời vào đêm khuya.
+ Đi tua buồng bệnh 30 phút/ lần
+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.
*Tư vấn và huớng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
Lúc nằm viện
Gia đình:
+ Gia đình thường xuyên gần gũi động viên an ủi người bệnh + Gia đình khuyên giải người bệnh yên tâm , tin tuởng vào điều trị
+ Biết tạo không khí vui tuơi, tránh sang trấn tâm lý người bệnh
+ Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo xem ti vi, xem đá bóng… để giúp người bệnh lãng quên đi những lo lắng buồn phiền
+ Thường xuyên gần gũi theo dõi người bệnh để phát hiện kịp thời cơn động kinh nếu có.
+ Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của người bệnh, phòng ngừa giấu thuốc.
+ Biết chăm sóc vệ sinh cho người bệnh nếu người bệnh không tự làm. + Nắm được chếđộ ăn uống của người bệnh để cung cấp đủ năng lượng đủ
chất và vitamin. Nếu người bệnh không ăn động viên khuyên giải cho người bệnh
ăn và báo cáo bác sĩ hoặc điều dưỡng để có biện pháp kịp thời. Người bệnh:
+ Huớng dẫn người bệnh tham gia lao động liệu pháp vui chơi giải trí
+ Động viên, giải thích, khuyên giải người bệnh loại bỏ ý nghĩ lo lắng chán nản hòa đồng với mọi người xung quanh
Khi người bệnh ra viện trở về cộng đồng
Gia đình:
+ Thường xuyên quan tâm động viên an ủi người bệnh + Giúp người bệnh tái hòa hợp với cuộc sống cộng đồng
+ Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang trấn tâm lý cho người bệnh
+ Quản lý thuốc chặt chẽ
+ Khi dừng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa người bệnh đến có sở
y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám ngay + Theo dõi người bệnh nếu có co giật
Người bệnh:
+ Người bệnh luôn tin tưởng vào sựđiều trị của bác sỹ
+ Không nên hoặc hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh.
2.4. Một sốưu nhược điểm
2.4.1. Ưu điểm
- Đầy đủ các phòng ban chức năng, lâm sàng, cận lâm sàng. - Đội ngũ cán bộđược chuẩn hóa theo bệnh viện hạng III.
- Mỗi điều dưỡng đều xác định được tiêu chí làm việc và nhiệm vụ của mình. - Người bệnh được điều dưỡng quản lí, chăm sóc, theo dõi trong quá trình
điều trị, thực hiện y lệnh của bác sĩ như phát thuốc cho người bệnh, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, hướng dẫn nội quy khoa phòng...
2.4.2. Nhược điểm
- Điều dưỡng lập kế hoạch cho người bệnh vẫn còn sơ sài, chưa được hợp lí. - Dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đảm bảo
- Vệ sinh cá nhân của người bệnh còn kém
- Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh động kinh cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh.
- Việc tổ chức các hoạt động tập thể tại các khoa như thể dục thể thao gần như là không có.
2.5. Nguyên nhân
2.5.1. Đối với nhân viên y tế:
- Do tính chất đặc thù chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần,
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để
giúp đỡ họ về mặt tâm lý.
- Điều dưỡng chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của họ, hàng ngày, họ
chỉ dừng lại ở công việc cho bệnh nhân uống thuốc hay tiêm truyền theo y lệnh, nhắc nhở bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.
- Sau khi sử dụng thuốc, điều dưỡng không theo dõi kịp thời đầy đủ, tác dụng phụ của thuốc, họ dựa vào người nhà người bệnh là chủ yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay người bệnh báo cáo.
2.5.2. Đối với người nhà người bệnh
- Nhiều gia đình người bệnh họ chán nản mệt mỏi, nên thiếu sự quan tâm
đúng mức đối với người bệnh. Do kinh tế đói nghèo nên họ bỏ mặc người bệnh, không đưa đi viện hoặc đưa đi rồi bỏ rơi tại bệnh viện, không quan tâm chăm sóc người bệnh.
- Gia đình người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như kiến thức chăm sóc người bệnh. Họ vẫn quan niệm bệnh là do ma làm nên đưa người bệnh đi cúng bái tại các đền chùa. Đến khi kinh tế khánh kiệt mà bệnh không đỡ thì họ mới đưa
đến viện để khám và điều trị.
- Về dinh dưỡng, bệnh viện có khoa dinh dưỡng nhưng do chếđộ ăn của tất cả người bệnh giống nhau, nên chưa có suất ăn cho từng mặt bệnh được. Vì vậy sự
chăm sóc của gia đình là rất cần thiết.
- Chưa động viên, khuyến khích người bệnh tham gia thể dục thể thao...
Chương 3 KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng chăm sóc cho người bệnh động kinh tại Bệnh viện tâm thần Nam Định, tôi xin đưa ra kết luận như sau:
3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh:
- Cơ bản chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình, quản lí chặt chẽ người bệnh.
- Hầu hết người bệnh đều tiến triển bệnh tốt khi được điều trị và chăm sóc. - Do tính chất công việc nhiều nên điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh còn sơ sài, ít được đào tạo tập trung. Một số chăm sóc của điều dưỡng như vệ sinh cá nhân mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chưa hướng dẫn kĩ, hỗ trợ cho người bệnh.
- Do tính chất chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần cho nên người bệnh khó tiếp xúc được nên vấn đề chăm sóc còn hạn chế. Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện, chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc tâm lí...
- Do đặc thù của bệnh nên gia đình người bệnh chán nản, mệt mỏi, chưa thật sự quan tâm đến người bệnh. Một số gia đình kinh tế khó khăn, hiểu biết về bệnh còn kém.
- Bệnh viện còn thiếu một số trang thiết bị, máy móc.
3.2. Một số giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh tốt hơn:
- Bệnh viện: cần xây dựng, cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ
người bệnh, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên loa đài, tờ
rơi, áp phích tại các địa phương để người dân nắm bắt được tác hại của bệnh, cập nhật thường xuyên các loại thuốc tốt, ít tác dụng phụ. Nâng cao chất lượng suất cơm của căng tin bệnh viện, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- Điều dưỡng: đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng hàng năm, quan tâm đến người bệnh nhiều hơn. Tập huấn nâng cao kĩ năng tư vấn để điều dưỡng giáo dục sức khỏe có hiệu quả hơn. Điều dưỡng cũng cần tăng cường sự phối hợp với người nhà người bệnh để chăm sóc tại viện được chu đáo hơn.
- Gia đình: cần giải thích cho gia đình hiểu thêm về bệnh, quan tâm hơn đến người bệnh, phối hợp với bệnh viện trong quá trình điều trị. Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụđộng, làm
việc gì đó như lao động nhẹ nhàng, giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời gia đình phải quản lí thuốc chặt chẽ, cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Gia
đình cũng không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh khi có triệu chứng