Chăm sóc trong thời gian người bệnh nằm viện đánh giá hoạt động hàng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2021 (Trang 27 - 31)

M ỤC L ỤC

2.3. Chăm sóc trong thời gian người bệnh nằm viện đánh giá hoạt động hàng

ngày của người bệnh như sau:

* Chăm sóc triu chng co git

- Người bệnh tỉnh tiếp xúc được - Khí sắc căng thẳng lo lắng - Người bệnh ngủ ít ăn kém

- Người bệnh chăm sóc vệ sinh cá nhân kém, và hoạt động thể lực kém - Người bệnh được dùng thuốc theo chỉđịnh

- Điều dưỡng đã tiếp xúc với người bệnh, phổ biến nội quy, quy định hướng dẫn của bệnh viện, khoa và khuyên người bệnh cũng như người nhà yên tâm điều trị

và tin tưởng vào kết quả điều trị của bác sỹ và chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh.

- Điều dưỡng đã nhắc nhở người nhà cất hết những vật sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và người nhà.

* Cung cp dinh dưỡng theo nhu cu cho người bnh:

- Người bệnh ăn tự túc bữa sáng, bữa trưa người bệnh ăn theo suất cơm tại bệnh viện ăn được 1 bát cơm, rau và thịt, bữa tối 1 bát cơm, canh và đậu phụ, ngoài ra người bệnh không ăn thêm gì, người bệnh không muốn ăn mặc dù thỉnh thoảng người nhà có mua thêm ít hoa quả hay sữa.

- Điều dưỡng có động viên người bệnh ăn nhưng người bệnh không muốn

ăn, ăn rất kém, qua quan sát thấy người bệnh ăn chưa được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh.

*Ci thin kh năng t chăm sóc cho người bnh:

- Vệ sinh:

+ Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, người nhà cũng ít chú ý đến việc vệ sinh của người bệnh vì họ không có mặt thường xuyên và họ cảm thấy chán nản, điều dưỡng có nhắc nhở người bệnh nhưng người bệnh không chịu làm và không biết làm.

- Giấc ngủ:

+ Người bệnh ngủ kém, khoảng 6/24h, người bệnh khó ngủ lo lắng về tình hình bệnh tật của mình và không yên tâm điều trị.

+ Điều dưỡng đã khuyên nhủ, động viên để người bệnh để người bệnh an tâm và tin tưởng vào quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh

- Vận động:

+ Người bệnh hay đi lại lộn xộn, có khi định ra ngoài cổng, khi bị nhân viên y tế yêu cầu trở về bệnh viện thì người bệnh chống đối, phản ứng và không muốn nằm điều trịở viện nữa.

- Việc dùng thuốc cho người bệnh:

+ Ở bệnh viện người bệnh được điều dưỡng phát thuốc uống và theo dõi uống thuốc hàng ngày.

+ Tuy nhiên thì người bệnh nói rằng khi ở nhà người bệnh tự quản lý thuốc và tự uống thuốc, người nhà không quan tâm đến việc dùng thuốc của người bệnh.

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà:

+ Người nhà và người bệnh đã được điều dưỡng phổ biến về nội quy khoa phòng và bệnh viện.

+ Điều dưỡng đã tiếp xúc với người nhà và người bệnh đểổn định tâm lý cho người bệnh, giải thích về bệnh, cách chăm sóc, cách cho người bệnh ăn uống, sử

dụng thuốc…

Ngày 25 tháng 5 năm 2021

- Thực hiện y lệnh thuốc:

10 giờ: Uống thuốc: Depakin 200 mg x 2 viên, Piracetam 400 mg x 3 viên, vitamin 3B x 2 viên.

- Theo dõi sát bệnh nhân

+ Hiện tại người bệnh tỉnh tiếp xúc được, chưa tham gia các hoạt động trong khoa, đi lại nhiều

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt. 10 giờ 30 phút:

+ Động viên người bệnh ăn hết khẩu phần, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể.

+ Bệnh nhân ăn hết suất cơm. 15 giờ:

+ Nhắc nhở người bệnh vệ sinh cá nhân: gội đầu, tắm thay quần áo sạch. + Huớng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân đánh răng ngày 2 lần, sau khi ngủ

dậy và trước khi đi ngủ. - Quản lý người bệnh:

+ Sắp xếp người bệnh vào buồng bệnh cùng với người bệnh ổn định để theo dõi

+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như (dao, kéo, dây, vật sắc nhọn…)

+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao ca, giao trực, lúc giao thời vào đêm khuya.

+ Đi tua buồng bệnh 30 phút/ lần

+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.

*Tư vấn và huớng dẫn người bệnh tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe

Lúc nm vin

Gia đình:

+ Gia đình thường xuyên gần gũi động viên an ủi người bệnh + Gia đình khuyên giải người bệnh yên tâm , tin tuởng vào điều trị

+ Biết tạo không khí vui tuơi, tránh sang trấn tâm lý người bệnh

+ Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo xem ti vi, xem đá bóng… để giúp người bệnh lãng quên đi những lo lắng buồn phiền

+ Thường xuyên gần gũi theo dõi người bệnh để phát hiện kịp thời cơn động kinh nếu có.

+ Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của người bệnh, phòng ngừa giấu thuốc.

+ Biết chăm sóc vệ sinh cho người bệnh nếu người bệnh không tự làm. + Nắm được chếđộ ăn uống của người bệnh để cung cấp đủ năng lượng đủ

chất và vitamin. Nếu người bệnh không ăn động viên khuyên giải cho người bệnh

ăn và báo cáo bác sĩ hoặc điều dưỡng để có biện pháp kịp thời. Người bệnh:

+ Huớng dẫn người bệnh tham gia lao động liệu pháp vui chơi giải trí

+ Động viên, giải thích, khuyên giải người bệnh loại bỏ ý nghĩ lo lắng chán nản hòa đồng với mọi người xung quanh

Khi người bnh ra vin tr v cng đồng

Gia đình:

+ Thường xuyên quan tâm động viên an ủi người bệnh + Giúp người bệnh tái hòa hợp với cuộc sống cộng đồng

+ Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang trấn tâm lý cho người bệnh

+ Quản lý thuốc chặt chẽ

+ Khi dừng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa người bệnh đến có sở

y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám ngay + Theo dõi người bệnh nếu có co giật

Người bệnh:

+ Người bệnh luôn tin tưởng vào sựđiều trị của bác sỹ

+ Không nên hoặc hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2021 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)