Một số ưu nhược điểm

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2021 (Trang 31 - 35)

M ỤC L ỤC

2.4. Một số ưu nhược điểm

2.4.1. Ưu đim

- Đầy đủ các phòng ban chức năng, lâm sàng, cận lâm sàng. - Đội ngũ cán bộđược chuẩn hóa theo bệnh viện hạng III.

- Mỗi điều dưỡng đều xác định được tiêu chí làm việc và nhiệm vụ của mình. - Người bệnh được điều dưỡng quản lí, chăm sóc, theo dõi trong quá trình

điều trị, thực hiện y lệnh của bác sĩ như phát thuốc cho người bệnh, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, hướng dẫn nội quy khoa phòng...

2.4.2. Nhược đim

- Điều dưỡng lập kế hoạch cho người bệnh vẫn còn sơ sài, chưa được hợp lí. - Dinh dưỡng cho người bệnh chưa được đảm bảo

- Vệ sinh cá nhân của người bệnh còn kém

- Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh động kinh cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh.

- Việc tổ chức các hoạt động tập thể tại các khoa như thể dục thể thao gần như là không có.

2.5. Nguyên nhân

2.5.1. Đối vi nhân viên y tế:

- Do tính chất đặc thù chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần,

- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để

giúp đỡ họ về mặt tâm lý.

- Điều dưỡng chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của họ, hàng ngày, họ

chỉ dừng lại ở công việc cho bệnh nhân uống thuốc hay tiêm truyền theo y lệnh, nhắc nhở bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.

- Sau khi sử dụng thuốc, điều dưỡng không theo dõi kịp thời đầy đủ, tác dụng phụ của thuốc, họ dựa vào người nhà người bệnh là chủ yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay người bệnh báo cáo.

2.5.2. Đối vi người nhà người bnh

- Nhiều gia đình người bệnh họ chán nản mệt mỏi, nên thiếu sự quan tâm

đúng mức đối với người bệnh. Do kinh tế đói nghèo nên họ bỏ mặc người bệnh, không đưa đi viện hoặc đưa đi rồi bỏ rơi tại bệnh viện, không quan tâm chăm sóc người bệnh.

- Gia đình người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như kiến thức chăm sóc người bệnh. Họ vẫn quan niệm bệnh là do ma làm nên đưa người bệnh đi cúng bái tại các đền chùa. Đến khi kinh tế khánh kiệt mà bệnh không đỡ thì họ mới đưa

đến viện để khám và điều trị.

- Về dinh dưỡng, bệnh viện có khoa dinh dưỡng nhưng do chếđộ ăn của tất cả người bệnh giống nhau, nên chưa có suất ăn cho từng mặt bệnh được. Vì vậy sự

chăm sóc của gia đình là rất cần thiết.

- Chưa động viên, khuyến khích người bệnh tham gia thể dục thể thao...

Chương 3 KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng chăm sóc cho người bệnh động kinh tại Bệnh viện tâm thần Nam Định, tôi xin đưa ra kết luận như sau:

3.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh:

- Cơ bản chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình, quản lí chặt chẽ người bệnh.

- Hầu hết người bệnh đều tiến triển bệnh tốt khi được điều trị và chăm sóc. - Do tính chất công việc nhiều nên điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh còn sơ sài, ít được đào tạo tập trung. Một số chăm sóc của điều dưỡng như vệ sinh cá nhân mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, chưa hướng dẫn kĩ, hỗ trợ cho người bệnh.

- Do tính chất chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần cho nên người bệnh khó tiếp xúc được nên vấn đề chăm sóc còn hạn chế. Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện, chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc tâm lí...

- Do đặc thù của bệnh nên gia đình người bệnh chán nản, mệt mỏi, chưa thật sự quan tâm đến người bệnh. Một số gia đình kinh tế khó khăn, hiểu biết về bệnh còn kém.

- Bệnh viện còn thiếu một số trang thiết bị, máy móc.

3.2. Một số giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh tốt hơn:

- Bệnh viện: cần xây dựng, cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ

người bệnh, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên loa đài, tờ

rơi, áp phích tại các địa phương để người dân nắm bắt được tác hại của bệnh, cập nhật thường xuyên các loại thuốc tốt, ít tác dụng phụ. Nâng cao chất lượng suất cơm của căng tin bệnh viện, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

- Điều dưỡng: đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng hàng năm, quan tâm đến người bệnh nhiều hơn. Tập huấn nâng cao kĩ năng tư vấn để điều dưỡng giáo dục sức khỏe có hiệu quả hơn. Điều dưỡng cũng cần tăng cường sự phối hợp với người nhà người bệnh để chăm sóc tại viện được chu đáo hơn.

- Gia đình: cần giải thích cho gia đình hiểu thêm về bệnh, quan tâm hơn đến người bệnh, phối hợp với bệnh viện trong quá trình điều trị. Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụđộng, làm

việc gì đó như lao động nhẹ nhàng, giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời gia đình phải quản lí thuốc chặt chẽ, cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Gia

đình cũng không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh khi có triệu chứng của bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị

- Xã hội: Xã hội muốn phát triển được tốt hay không là phụ thuộc vào sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng, hướng tới một xã hội văn minh, không kì thị những người mắc các bệnh tâm thần kinh nói chung và bệnh động kinh nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Trần Trọng Hiếu, (2007), Nội san thần kinh học số 9, tr 63.

2. Bảo Hùng (2010), Khảo sát hình ảnh lâm sàng trầm cảm trên người bệnh động kinh, Thầy thuốc Việt Nam, tr 1-7.

3. Vương Đình Khoa (2018), Thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện Tâm thần TW I năm 2018, tr 7-8.

4. Nguyễn Việt Nga (2017), Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần,

động kinh tại bệnh viện tâm thần trung ương 1, tr 14.

5. Bộ môn thần kinh, Học viện Quân Y (1994), “Động kinh” - Lâm sàng thần kinh, tr 274-290.

6. Bộ môn tâm thần kinh (2016), Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Bài giảng chăm sóc người bệnh động kinh, tr 35-41.

Tiếng Anh:

7. Panayiotis N. Varalas (2008), Seizure in Critical Care, Humana pp 1-2.

8. Simon Shorvon, Emilio Perucca, David Fish anh Edwin Dadson (2004), The treatment of epilepsy, Blackwell Pushlishing, pp23.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần tỉnh nam định năm 2021 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)