Đặc điểm tâm lý của sinh viên có liên quan đến RLLA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 39 - 42)

9. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên có liên quan đến RLLA

*Khái niệm sinh viên điều dưỡng

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ thuật ngữ “Studens” trong tiếng Latinh, có nghĩa là người làm việc, học tập, tìm kiếm, khai thác tri thức. Trong tiếng Anh “student” được hiểu là những người học để lấy một học vị, bằng cấp nào đó tại một trường cao đẳng hoặc đại học và được phân biệt với học sinh

đang học tập ở các trường phổ thông.

Theo tác giả Vũ Thị Nho, Sinh viên là những người có tuổi “bắt đầu từ sau tuổi THPT và kết thúc vào khoảng 24 – 25 tuổi”

Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Dựa trên các quan điểm về sinh viên, điều dưỡng, nghiên cứu này xin được đưa ra khái niệm sinh viên điều dưỡng như sau:

Sinh viên điều dưỡng là một nhóm người đang theo học ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng, đại học. Họ là những người có tri thức và có hoạt động cơ bản là học tập để chiếm lĩnh hệ thống tri thức xã hội, bởi vậy đây cũng chính là đội ngũ kế cận cho các chuyên gia trong ngành y học trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội.

*Một vài đặc điểm cơ bản của sinh viên điều dưỡng

Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Vì vậy, có thể nói đối tượng sinh viên một mặt vẫn còn mang những đặc điểm của tuổi vị thành niên, mặt khác đã bắt đầu mang những đặc điểm của tuổi trưởng thành.

Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Tâm lý

sinh viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, việc thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới...dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc. Việc thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em…và trong quá trình thích nghi đó việc các em có những biểu hiện lo lắng là điều tất yếu do đó điều quan trọng là các em làm gì để vượt qua điều đó.

Tự ý thức của sinh viên: sinh viên cũng là những người có nhận thức và tư

duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm. Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình...)

Đối với SV trường y nói chung và sv điều dưỡng nói riêng , thời gian học từ 4 đến 6 năm trong đó gần 2 năm đầu để học các môn cơ bản, rất nặng nề. Tất cả sinh viên ở các khoa đều học chung những học phần như nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, tâm lý học sức khỏe, tâm thần,.... Sau đó 2 năm cuối tùy theo tính chất ngành mà sinh viên sẽ thực hành tại bệnh viện, hay cộng đồng nơi gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của họ do môi trường căng thẳng.. Một trong những ảnh hưởng đó, cụ thể là các rối loạn về trạng thái cảm xúc như lo âu, stress, buồn rầu, hụt hẫng, mệt mỏi...Có những sinh viên phải bỏ học không tiếp tục vì không thể chấp nhận được khi chứng kiến cái chết của bệnh nhân. Sinh viên hàng ngày phải đối mặt với sự đau khổ của bệnh nhân, giữa sự sống và cái chết, bao gồm cả cái chết của người thân, họ phải chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ trong những tình huống stress mà họ phải trải qua. Tất cả những yếu tố về tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội hay điều kiện sống và học tập ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của sinh viên[13].

*Khái niệm Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng

Sinh viên nói chung và sinh viên điều dưỡng nói riêng cũng ít nhiều trải qua những rối loạn lo âu nhất định ở những mức độ khác nhau. Chúng tôi xin được đưa ra khái niệm Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng như sau:

Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng là một tập hợp các phản ứng sinh lý và tâm lý của những cá nhân đang theo học ngành điều dưỡng viên trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội trong môi trường học tập.Đây là một dạng rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống, đòi hỏi bản thân sinh viên phải có những nỗ lực ứng phó để vượt qua

Tiểu kết chương 1:

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về RLLA ở nước và Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về RLLA trên sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi trước hết là để thống kê lại những mảng vấn đề còn nằm tản mạn, sau đó là để tổng hợp đối chiều với kết quả thu được trong nghiên cứu.

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày được những kết quả nghiên cứu về RLLA ở nước ngoài và Việt Nam nhằm thống kê lại những vấn đề như khái niệm, cách phân loại, biểu hiện, nguyên nhân và một số phương pháp trị liệu cơ bản một cách có hệ thống hơn.

Rối loạn lo âu của sinh viên biểu hiện theo các khía cạnh khác nhau: hành vi, nhận thức và biểu hiện sinh lí. Yếu tố ảnh hưởng đến RLLA của sinh viên bao gồm cả yếu tố như sinh học, tâm lý và xã hội.

Chương 2:

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)