Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 48 - 50)

9. Kết cấu của đề tài

2.4.4. Phương pháp chọn mẫu

Nhằm đạt được độ hiệu lực bên ngoài, nghiên cứu này được tiến hành lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: Lấy danh sách các lớp sinh viên sau đó lựa chọn ngẫu nhiên.

- Xác định danh sách học sinh, sinh viên theo các lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.

- Phát bảng hỏi.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những biểu hiện lo âu của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, sử dụng phương pháp tự trả lời vào các bảng đánh giá tâm lý, không sử dụng các phương pháp gây tổn hại cho người trả lời về bất cứ phương diện nào.

Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện cam kết tham gia nghiên cứu của các khách thể nghiên cứu, không ép buộc, dọa dẫm hay đánh giá. Trước khi

tham gia trả lời bảng hỏi, cán bộ nghiên cứu công bố rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và khẳng định: Trong quá trình tham gia trả lời bảng hỏi nếu khách thể cảm thấy không muốn tham gia hoặc không muốn tiếp tục tham gia thì có thể không tham gia và dừng lại mà không chịu bất cứ một điều cản trở nào từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chứcnào.

Các thông tin của các khách thể nghiên cứu được giữ bí mật trong hệ thống quản lý dữ liệu do tác giả nghiên cứu chịu trách nhiệm.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết xây dựng giả thuyết nghiên đến khâu khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA ở sinh viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu về thực trạng cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học để có những khuyến nghị giảm thiểu RLLA cho sinh viên hiện nay.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài mà chúng tôi thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi điều tra, phỏng vấn, thang đo trên cơ sở phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê toán học SPSS. Cụ thể bao gồm 4 phần:

-Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện của rối loạn lo âu ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

-Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

-Sự khác biệt mức độ biểu hiện RLLA của sinh viên với các biến số độc lập

-Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện các dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

3.1. Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA tại trường ĐHĐDNĐ theo test Zung Để khảo sát mức độ rối loạn lo âu của sinh viên, chúng tôi sử dụng thang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)