9. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Tỷ lệ SV trường ĐHĐDNĐ có biểu hiện RLLA theo năm học
Mức độ lo âu
Tổng Không có RLLA nhẹ RLLA vừa RLLA
nặng SL % SL % SL % SL % SL Năm học Năm 1 27 27.8 19 26.8 8 27.6 1 33.3 55 Năm 2 32 33 16 22.5 2 6.9 0 0 50 Năm 3 28 28.9 16 22.5 6 20.7 0 0 50 Năm 4 10 10.3 20 28.2 13 44.8 2 66.7 45 Tổng 97 100 71 100 29 100 3 100 200
Chúng tôi sử dụng phép phân tích bảng chéo crosstab để tìm hiểu xem có sự khác nhau nào về mức độ RLLA giữa các sinh viên năm nhất đến năm cuối hay không, kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về mức độ biểu hiện RLLA ở SV theo số năm học tại trường (p= 0.01). Cụ thể, những sinh viên năm thứ nhất và những sinh viên năm cuối có mức độ RLLA cao hơn so với những sinh viên năm 2 và năm 3. Sở dĩ như vậy là do những sinh viên mới thường bắt đầu cuộc sống xa gia đình với nhiều điều bỡ ngỡ, đặc biệt là những sinh viên xa nhà, mặt khác phải làm quen với môi trường học tập mới, phương pháp học tập hoàn toàn khác ở THPT do đó các em gặp nhiều áp lực, sinh viên phải đối phó trước những tình huống mới mẻ, thậm chí chưa bao giờ trải nghiệm trong cuộc sống. Chính vì vậy dễ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng, mức độ rối loạn lo âu cao hơn. Còn đối với những sinh viên năm cuối thì càng có nhiều vấn đề căng thẳng như áp lực học tập lớn, áp lực việc thực tập, áp lực tài chính vì có thể bị cắt giảm hỗ trợ từ gia đình và đặc biệt là nỗi lo công việc sau khi ra trường. Bởi
vậy những sinh viên năm nhất và những sinh viên năm cuối có mức độ RLLA cao hơn.
Để làm rõ hơn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trên SV để hiểu biết sâu hơn về các em. Sinh viên Đào Thúy Liên lớp ĐHCQ12A chia sẻ: “ Em từ huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình mới tới đây học nên cảm thấy rất lo sợ, mặc dù chọn thuê phòng ở ưng ý nhưng cứ tối ngủ là em lại có cảm giác như có người lạ vào phòng mình. Có hôm đi ngủ e để điện sáng suốt đêm vì sợ…”. Sinh viên Tạ Đức Anh lớp ĐHCQ 12I cho biết: “Chúng em phải học rất nhiều môn, môn nào cũng thấy khó mà lượng kiến thức nhiều, em không biết phải học sao đây…?”. Còn đối với SV năm thứ tư những lo lắng, sợ hãi của các em chủ xoay quanh vấn đề đi thực tế, thực tập và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. SV Kim Thị Thảo lớp ĐHCQ 9A cho biết, mặc dù đã xử lí vết thương cho người bệnh rất nhiều nhưng mỗi lần làm em lại có cảm giác buồn nôn. SV Hoàng Thị Xuân chia sẻ: “ Em sợ nhất là phải tiêm cho trẻ nhỏ, cứ cầm kim tiêm lên là e đã thấy run rồi…”