Thông tin chung

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp thể can thận âm hư tạibệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2018 (Trang 48)

1. Thực trạng chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định

1.1. Thông tin chung

Hình 10. Hình ảnh bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định được thành lập ngày 30/11/1965, tính đến nay bệnh viện đã hoạt động được 53 năm. Bệnh viện có quy mô 150 giường bệnh kế hoạch, 170 giường thực kê, khoảng 600 bệnh nhân nội ngoại trú.Bệnh viện có tất cả 14 khoa phòng trong đó có 6 khoa điều trị bệnh nhân nội trú gồm các khoa: khoa Phục hồi chức năng, khoa Phụ, khoa Châm cứu, khoa Nhi-thận, khoa Nội, khoa Ngoại. Toàn bệnh viện có tất cả 89 cán bộ nhân viên trong đó có 14 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 11 y sĩ, 7 hộ lý, 5 kĩ thuật viên xét nghiệm, và 18 cán bộ biên chế. Bệnh viện tích cực khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để năng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.[10]

1.2. Một số đặc điểm chung c 1.2.1. Phân bố người bệnh Biểu đồ Nhận xét:người b 1.2.2. Đặc điểm về tuổi Nhóm tuổi 40-55 56-65 66-75 76-85 > 85 Tổng Nhận xét: Tuổi trung bình c tuổi nhỏnhất là 44, lớn tu (43.9%), tiếp theo là nhóm tu tuổi từ 56-65 (10.5%), nhóm >85 tu 49%

chung của người bệnh tham gia khảo sát

nhtheo giới tính

1.1. Sự phân bố người bệnh theo giới tính

bệnhnam chiếm 50%, nữ chiếm 49%.

Bảng 2. Phân bố nhóm tuổi Tần suất Tỷ l 7 12.3 6 10.5 25 43.9 15 26.3 4 57 100

i trung bình của người bệnh THK tại viện là n tuổi nhất là 90. Nhóm từ 66-75 tuổi chiếm t

p theo là nhóm tuổi từ 76-85 (26.3%), nhóm tuổi 40-55 (12.3%), nhóm 65 (10.5%), nhóm >85 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (7%). 51% 49% giới tính lệ (%) 12.3 10.5 43.9 26.3 7 100 67 ± 23 (tuổi). m tỷ lệ cao nhất 55 (12.3%), nhóm Nam Nữ

1.2.3. Nghề nghiệp

Nhận xét: người

theo là lao động chân tay (24%). Lao đ

1.2.4. Đặc điểm nơi cư trú

Nơi cư trú Thành thị Nông thôn Tổng Nhận xét:Tỷ lệ ngư thị xã chiếm 29.8%. 60%

Biều đồ 1.2. Sự phân bố nghề nghiệp

bệnh hưu trí và người già chiếm tỷ lệ cao nh ng chân tay (24%). Lao động trí óc chiếm tỷ lệ thấp nhấ

m nơi cư trú

Bảng 3. Phân bố nơi cư trú

Tần suất Tỷ l

17 29.8

40 70.2

57 100

người bệnh THK ở nông thôn chiếm 70.2%

24%

16%

Nghề nghiệp

Lao động chân tay Lao động trí óc Người già, hưu trí

cao nhất (60%), tiếp ất (16%). lệ (%) 29.8 70.2 100 m 70.2%, ở thành phố - Lao động chân tay Lao động trí óc Người già, hưu trí

1.2.5. Chỉ số về cân nặng và chiều cao BMI

Biểu đồ1.3. Phân loại mức độ BMI

Nhận xét: Người bệnhcó chỉ số BMI bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (66%), tiếp theo là nhóm tiền béo phì chiếm 19%, nhóm có cân nặng thấp (gầy) chiếm 13%, nhóm béo phì độ I chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 2%

1.2.6. Các khớp thoái hóa

Biểu đồ 1.4. Các khớp bị thoái hóa

Nhận xét: Đa số các người bệnh đều bị thoái hóa đa khớp. Trong đó, số bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng là nhiều nhất (38 bệnh nhân), thoái hóa

13% 66% 19% 2% BMI Cân nặng thấp Bình thường Tiền béo phì Béo phì độ I 27 38 22 27 3 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Cột sống cổ Cột sống thắt lưng Khớp vai Khớp gối Khớp háng Khớp khác

khớp gối và cột sống cổ

đến là thoái khóa khớp vai (22 b nhân thoái hóa khớp háng có s

1.2.7. Các bệnh kèm theo Bảng 4. Phân b

Các bệnh kèm theo

Tăng huyế Đái tháo đư

Bệnh gút Loãng xương Rối loạn chuyển hóa Lipid Không mắc bệnh kèm theo

Nhận xét:có24 ngư đường, loãng xương, rố

người.Người bệnh THK kèm theo gút có s

1.2.8. Thời gian người b

Biểu đồ 1.5. Th

Nhận xét:Người b

người mắc bệnh từ 6-10 năm và >10 năm đ từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ th

23% 23%

ổ có số lượng người mắc là như nhau (27 b

p vai (22 bệnh nhân) và khớp khác (6 bệnh nhân). S p háng có số lượng ít nhất (3 bệnh nhân).

nh kèm theo

ng 4. Phân bố số người mắc các bệnh kèm theo

nh kèm theo Số lượng (ngườ

ết áp 24

Đái tháo đường 7

nh gút 1

ương 5

n hóa Lipid 2

nh kèm theo 26

24 người bệnhTHK kèm theo tăng huyết áp;số b ối loạn chuyển hóa lipid lần lượt là 7 ngư THK kèm theo gút có số lượng ít nhất chỉ có 1 ngư

i bệnh bị THK

1.5. Thời gian mắc bệnh của người bệnh THK i bệnh mắc dưới 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhấ 10 năm và >10 năm đều chiếm 23%. Nhóm ngư

thấp nhất 22%. 32% 22% 23% Thời gian mắc bệnh < 3 năm 3-5 năm 6-10 năm > 10 năm

c là như nhau (27 bệnh nhân), tiếp nh nhân). Số bệnh ời) bị bệnh đái tháo t là 7 người, 5 người, 2 có 1 người mắc. nh THK ất (32%), nhóm m 23%. Nhóm người bệnh mắc < 3 năm 5 năm 10 năm > 10 năm

1.3. Thực trạng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định Định

1.3.1. Theo dõi người bệnh hàng ngày khi nằm viện

Việc theo dõi hàng ngày quyết định đến chất lượng chăm sóc, có theo dõi sát sao mới có thể đưa ra các chăm sóc phù hợp hoặc dự đoán chính xác các diễn biến sắp xảy ra để xử lí kịp thời. Trước tiên trong công việc chăm sóc là theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Theo y lệnh của bác sĩ theo dõi dấu hiệu sinh tồn gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp sáng chiều hay 1h-3h-6h/lần tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. 100% người bệnh được theo dõi đầy đủ dấu hiệu sinh tồn theo y lệnh của bác sĩ.

Sự phối hợp tích cực giữa bác sĩ và ĐDV để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc phù hợp với từng bệnh nhân.

1.3.2. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc

Trong vấn đề chăm sóc cho người bệnh uống thuốc theo y lệnh, đúng liều lượng sẽ giúp nhanh khởi đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc.Mục tiêu của điều trị là việc đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và rủi ro ít nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước khi dùng thuốc các bác sĩ tại khoa đã có sự trao đổi thông tin giữa người bệnh để biết thêm các thông tin về: tên, tuổi, giới tính, có thai không, dị ứng, cân nặng, chiều cao, các xét nghiệm đã làm, kết quả điều trị các lần trước, các thông số chức năng sống như mạch, nhiệt độ, huyết áp để có thể đưa ra các đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh vì vậy chưa xảy ra tình trạng sử dụng thuốc nhầm người bệnh, không biết người bệnh bị dị ứng thuốc hay các tác dụng không mong muốn.

Điều dưỡng tại khoa thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày theo đúng liều lượng và khoảng cách, theo dõi các biểu hiện hay tác dụng phụ của thuốc để làm hạn chế khó chịu của người bệnh. Theo quan sát, 100% ĐDV thực hiện 5 đúng để hạn chế sai sót. Tuy nhiên có một vài ĐDV khi cho người bệnh uống thuốc vẫn chưa giải thích rõ tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc cho người bệnh hiểu. và vẫn chưa có sự kiểm tra thuốc trước khi sử dụng. Công tác giải thích về tác dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn vẫn chưa được đồng bộ, một số

điều dưỡng chỉ giải thích khi NB hoặc người nhà NB hỏi vẫn chưa có sự chủ động giải thích hay khuyến khích người bệnh tìm hiểu về thuốc mà mình đang điều trị.

Ngoài ra, tại các khoa phòng đã có sự phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên trong dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh tại bệnh viện.

1.3.3. Hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi

Đối với người bệnh THK thì chế độ nghỉ ngơi giữ vai trò khá là quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đến sự tiến triển của bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh mà ĐDV có những hướng dẫn phù hợp. Đa số người bệnh thuộc nhóm người già hạn chế vận động vì vậy được các điều dưỡng hướng dẫn các hoạt động cụ thể được làm và không được làm, hướng dẫn kĩ lưỡng cách phát hiện các biểu hiện bất thường khi vận động để báo ngay cho bác sĩ hoặc ĐDV xử lí kịp thời.

1.3.4. Hướng dẫn người bệnh tập luyện, phục hồi chức năng

Việc hướng dẫn tập luyện tùy theo giai đoạn của bệnh đa phần là tập luyện dưới sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên. Những người bệnh thoái hóa khớp gối được hưỡng dẫn tập đạp xe, hay đi bộ lên xuống cầu thang nhẹ nhàng để tăng độ linh hoạt cho các khớp.

Hình 11. Người bệnh đang đạp xe tĩnh tập vận động khớp gối

ảnh hưởng đến quá trình luyện tập, không đánh giá được tình trạng hiện tại của người bệnh, mà chủ yếu người bệnh tập theo thói quen và khả năng chịu đựng.

Hình 12. Điều dưỡng viên đang tập vận động khớp khuỷu cho người bệnh

1.3.5. Thực hiện các kĩ thuật chăm sóc

Ngoài những kĩ thuật tập luyện phục hồi chức năng, thì tại viện với phương pháp điều trị, chăm sóc chủ yếu theo y học cổ truyền thì các kĩ thuật điện châm, bấm huyệt,laser nội mạch,đắp parafin, điện phân, siêu âm được áp dụng khá phổ biến. Các kĩ thuật này tác động sâu đến các lớp cơ xương bên trong tăng hiệu quả điều trị, giảm đau cho người bệnh.

Kĩ thuật xoa bóp, bấm huyệt được các kĩ thuật viên thực hiện 100% trên người bệnh bị THK. Tuy nhiên do số lượng bệnh nhân quá đông nên thời gian xoa bóp cho từng người bệnh vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra bệnh viện có áp dụng các kĩ thuật điện phân, laser nội mạch, siêu âm cũng đang được sử dụng ở khoa Phục hồi chức năng để tăng cường hiệu quả điều trị. Các điều dưỡng viên nhiệt tình, theo dõi sát khi thực hiện các kĩ thuật cùng người bệnh vì vậy chưa có để xảy ra tình trạng người bệnh bị đau hay bỏng do dòng điện.

- Tuy nhiên, việc tái sử dụng kim châm nhiều ngày liền gây ra đau đớn cho người bệnh và không đảm bảo vô khuẩn khi châm cứu.

Hình 13. Người bệnh đang được điện châm

1.3.6. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Ngoài việc điều trị thuốc, chăm sóc điều dưỡng thì chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng. Nếu hướng dẫn chế độ ăn không tốt sẽ làm bệnh lâu khỏi có thể nặng hơn.

Đa số người bệnh đều được hướng dẫn chế độ ăn uống tuy nhiên cácĐDV vẫn chưa thực sự hướng dẫn thực hiện chế độăn theo chỉ số BMI của người bệnhvà chưa có sự đánh giá xem người bệnh có thực hiện đúng theo hướng dẫn không. Việc tư vấn mới chỉ dừng lại ở lí thuyết.

1.3.7. Chăm sóc tinh thần, vệ sinh cá nhân cho người bệnh

THK là bệnh điều trị lâu dài, đồng nghĩa với việc người bệnh phải điều trị tại viện một thời gian dài vì vậy việc giữ tinh thần thoải mái là rất quan trong tác động đến hiệu quả điều trị. Đa số điều dưỡng chăm sóc giao tiếp với người bệnh bằng thái độ ân cần, thông cảm, thường xuyên động viên người bệnh yên tâm điều trị và phối hợp tích cực với nhân viên y tế. Ngoài ra vấn đề hạn chế lo lắng rất quan trọng đa phần người bệnh nằm trong khoa được hỏi han quan tâm tới những vướng mắc cũng như khó khăn để giải đáp kịp thời, khắc phục các lo lắng làm cho bệnh tật nhẹ nhàng hơn yên tâm điều trị bệnh hơn.Bên cạnh đó vẫn còn một số điều dưỡng viên chưa tận tình chu đáo, chỉ khi người bệnh hỏi thì mới giải đáp các thắc mắc đó.

Đa số người bệnh ở đây đều tự chăm sóc được bản thân do đó công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân chủ yếu là điều dưỡngnhắc nhở vệ sinh thân thể. Một số bệnh nhân liệt thì chủ yếu vẫn do người nhà bệnh nhân tự chăm sóc.

1.3.8. Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện

Công việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau khi ra viện là rất quan trọng nó quyết định phần lớn về tình trạng người bệnh có được cải thiện tốt hơn không.

Nhưng việc tư vấn cho người bệnh vẫn chưa được điều dưỡng quan tâm, mà công tác này vẫn do bác sĩ thực hiện tư vấn cho người bệnh. Đa số người bệnh trước khi ra viện đều được tư vấn chế độ sinh hoạt sau này, chế độ ăn, nghỉ ngơi để tránh cho bệnh nặng hơn và hẹn thời gian tái khám.

1.3.9. Sự hài lòng của người bệnh

Đa số người bệnh điều trị tại viện đều hài lòng về công tác chăm sóc của nhân viên y tế, môi trường bệnh viện.

Tuy nhiên, do bệnh nhân quá đông nên khi làm các thủ thuật người bệnh còn phải chờ đợi lâu.

2. Những việc đã làm được và chưa làm được 2.1. Những việc đã làm được 2.1. Những việc đã làm được

- Nhân viên y tế thân thiện, cởi mở, thông cảm với người bệnh, không có phàn nàn gì từ phía người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ.

- Nhận định tình trạng người bệnh tốt, bám sát các diễn biến nên chưa để xảy ra sai xót chuyên môn.

- Các kĩ thuật được ĐDV thực hiện tận tình, chu đáo.

- ĐDV thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ và thực hiện tốt 5 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng đường dùng, đúng người bệnh).

- Điều dưỡng đã có sự phối hợp với bác sĩ điều trị để tăng cường hiệu quả chăm sóc.

2.2. Những việc chưa làm được

- Công tác vệ sinh các dụng cụ y tế chưa đúng quy định xe tiêm bừa bộn, túi đựng rác thải tái chế quá đầy, kim châm cứu chưa đảm bảo vô khuẩn.

- Nhược điểm nổi bật nhất là khả năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được đồng đều, một số do hạn chế về trình độ, một số do chưa có kĩ năng, một số còn do phụ thuộc vào bác sĩ.

- Số lượng người bệnh đông, nguồn nhân lực điều dưỡng ít, ĐDV phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tiếp xúc bên người bệnh nên chưa nắm được tâm tư nguyện vọng của người bệnh.

2.3. Nguyên nhân

- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu

- Lưu lượng người bệnh đông, luôn trong tình trạng quá tải bệnh viện.

- Điều dưỡng phải kiêm nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện các thủ thuật, lấy thuốc, viết hồ sơ bệnh án…

- Một số điều dưỡng trẻ kinh nghiệm công tác và kiến thức chuyên môn về bệnh còn hạn chế, thiếu nhiệt tình chưa toàn tâm toàn ý trong công việc.

- Một số điều dưỡng nam chưa thực sự tỉ mỉ trong công việc.

- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa đựơc chú trọng: + Tài liệu tư vấn giáo dục sức khỏe và các trang thiết bị còn thiếu.

+ Điều dưỡng khi tư vấn cho người bệnh còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích kĩ về bệnh, chưa chú trong tới tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe.

+ Kĩ năng tư vấn, hướng dẫn người bệnh của điều dưỡng còn yếu hầu như chỉ tư vấn một chiều.

Chương III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Đối với bệnh viện

- Để rút ngắn khoảng cách về trình độ trong đội ngũ điều dưỡng viên, đề xuất với lãnh đạo bệnh viện mở các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn theo hình thức đào tạo tại chỗ như: Cao đẳng, Đại học điều dưỡng tại các trường đào tạo điều dưỡng có chất lượng tốt cho đội ngũ điều dưỡng nhằm bố sung kiến thức đặc biệt là cập nhật các kiến thức mới.

- Đề nghị với lãnh đạo bệnh viện và phòng điều dưỡng tăng cường mở các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh theo chuyên khoa, các lớp tập huấn về kĩ năng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp thể can thận âm hư tạibệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2018 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)