Thực trạng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp thể can thận âm hư tạibệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2018 (Trang 53 - 57)

1. Thực trạng chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định

1.3. Thực trạng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện

Định

1.3.1. Theo dõi người bệnh hàng ngày khi nằm viện

Việc theo dõi hàng ngày quyết định đến chất lượng chăm sóc, có theo dõi sát sao mới có thể đưa ra các chăm sóc phù hợp hoặc dự đoán chính xác các diễn biến sắp xảy ra để xử lí kịp thời. Trước tiên trong công việc chăm sóc là theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Theo y lệnh của bác sĩ theo dõi dấu hiệu sinh tồn gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp sáng chiều hay 1h-3h-6h/lần tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. 100% người bệnh được theo dõi đầy đủ dấu hiệu sinh tồn theo y lệnh của bác sĩ.

Sự phối hợp tích cực giữa bác sĩ và ĐDV để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc phù hợp với từng bệnh nhân.

1.3.2. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc

Trong vấn đề chăm sóc cho người bệnh uống thuốc theo y lệnh, đúng liều lượng sẽ giúp nhanh khởi đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc.Mục tiêu của điều trị là việc đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và rủi ro ít nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trước khi dùng thuốc các bác sĩ tại khoa đã có sự trao đổi thông tin giữa người bệnh để biết thêm các thông tin về: tên, tuổi, giới tính, có thai không, dị ứng, cân nặng, chiều cao, các xét nghiệm đã làm, kết quả điều trị các lần trước, các thông số chức năng sống như mạch, nhiệt độ, huyết áp để có thể đưa ra các đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh vì vậy chưa xảy ra tình trạng sử dụng thuốc nhầm người bệnh, không biết người bệnh bị dị ứng thuốc hay các tác dụng không mong muốn.

Điều dưỡng tại khoa thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày theo đúng liều lượng và khoảng cách, theo dõi các biểu hiện hay tác dụng phụ của thuốc để làm hạn chế khó chịu của người bệnh. Theo quan sát, 100% ĐDV thực hiện 5 đúng để hạn chế sai sót. Tuy nhiên có một vài ĐDV khi cho người bệnh uống thuốc vẫn chưa giải thích rõ tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc cho người bệnh hiểu. và vẫn chưa có sự kiểm tra thuốc trước khi sử dụng. Công tác giải thích về tác dụng của thuốc cũng như các tác dụng không mong muốn vẫn chưa được đồng bộ, một số

điều dưỡng chỉ giải thích khi NB hoặc người nhà NB hỏi vẫn chưa có sự chủ động giải thích hay khuyến khích người bệnh tìm hiểu về thuốc mà mình đang điều trị.

Ngoài ra, tại các khoa phòng đã có sự phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên trong dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh tại bệnh viện.

1.3.3. Hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi

Đối với người bệnh THK thì chế độ nghỉ ngơi giữ vai trò khá là quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đến sự tiến triển của bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh mà ĐDV có những hướng dẫn phù hợp. Đa số người bệnh thuộc nhóm người già hạn chế vận động vì vậy được các điều dưỡng hướng dẫn các hoạt động cụ thể được làm và không được làm, hướng dẫn kĩ lưỡng cách phát hiện các biểu hiện bất thường khi vận động để báo ngay cho bác sĩ hoặc ĐDV xử lí kịp thời.

1.3.4. Hướng dẫn người bệnh tập luyện, phục hồi chức năng

Việc hướng dẫn tập luyện tùy theo giai đoạn của bệnh đa phần là tập luyện dưới sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên. Những người bệnh thoái hóa khớp gối được hưỡng dẫn tập đạp xe, hay đi bộ lên xuống cầu thang nhẹ nhàng để tăng độ linh hoạt cho các khớp.

Hình 11. Người bệnh đang đạp xe tĩnh tập vận động khớp gối

ảnh hưởng đến quá trình luyện tập, không đánh giá được tình trạng hiện tại của người bệnh, mà chủ yếu người bệnh tập theo thói quen và khả năng chịu đựng.

Hình 12. Điều dưỡng viên đang tập vận động khớp khuỷu cho người bệnh

1.3.5. Thực hiện các kĩ thuật chăm sóc

Ngoài những kĩ thuật tập luyện phục hồi chức năng, thì tại viện với phương pháp điều trị, chăm sóc chủ yếu theo y học cổ truyền thì các kĩ thuật điện châm, bấm huyệt,laser nội mạch,đắp parafin, điện phân, siêu âm được áp dụng khá phổ biến. Các kĩ thuật này tác động sâu đến các lớp cơ xương bên trong tăng hiệu quả điều trị, giảm đau cho người bệnh.

Kĩ thuật xoa bóp, bấm huyệt được các kĩ thuật viên thực hiện 100% trên người bệnh bị THK. Tuy nhiên do số lượng bệnh nhân quá đông nên thời gian xoa bóp cho từng người bệnh vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra bệnh viện có áp dụng các kĩ thuật điện phân, laser nội mạch, siêu âm cũng đang được sử dụng ở khoa Phục hồi chức năng để tăng cường hiệu quả điều trị. Các điều dưỡng viên nhiệt tình, theo dõi sát khi thực hiện các kĩ thuật cùng người bệnh vì vậy chưa có để xảy ra tình trạng người bệnh bị đau hay bỏng do dòng điện.

- Tuy nhiên, việc tái sử dụng kim châm nhiều ngày liền gây ra đau đớn cho người bệnh và không đảm bảo vô khuẩn khi châm cứu.

Hình 13. Người bệnh đang được điện châm

1.3.6. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Ngoài việc điều trị thuốc, chăm sóc điều dưỡng thì chế độ ăn phù hợp là rất quan trọng. Nếu hướng dẫn chế độ ăn không tốt sẽ làm bệnh lâu khỏi có thể nặng hơn.

Đa số người bệnh đều được hướng dẫn chế độ ăn uống tuy nhiên cácĐDV vẫn chưa thực sự hướng dẫn thực hiện chế độăn theo chỉ số BMI của người bệnhvà chưa có sự đánh giá xem người bệnh có thực hiện đúng theo hướng dẫn không. Việc tư vấn mới chỉ dừng lại ở lí thuyết.

1.3.7. Chăm sóc tinh thần, vệ sinh cá nhân cho người bệnh

THK là bệnh điều trị lâu dài, đồng nghĩa với việc người bệnh phải điều trị tại viện một thời gian dài vì vậy việc giữ tinh thần thoải mái là rất quan trong tác động đến hiệu quả điều trị. Đa số điều dưỡng chăm sóc giao tiếp với người bệnh bằng thái độ ân cần, thông cảm, thường xuyên động viên người bệnh yên tâm điều trị và phối hợp tích cực với nhân viên y tế. Ngoài ra vấn đề hạn chế lo lắng rất quan trọng đa phần người bệnh nằm trong khoa được hỏi han quan tâm tới những vướng mắc cũng như khó khăn để giải đáp kịp thời, khắc phục các lo lắng làm cho bệnh tật nhẹ nhàng hơn yên tâm điều trị bệnh hơn.Bên cạnh đó vẫn còn một số điều dưỡng viên chưa tận tình chu đáo, chỉ khi người bệnh hỏi thì mới giải đáp các thắc mắc đó.

Đa số người bệnh ở đây đều tự chăm sóc được bản thân do đó công tác chăm sóc vệ sinh cá nhân chủ yếu là điều dưỡngnhắc nhở vệ sinh thân thể. Một số bệnh nhân liệt thì chủ yếu vẫn do người nhà bệnh nhân tự chăm sóc.

1.3.8. Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện

Công việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau khi ra viện là rất quan trọng nó quyết định phần lớn về tình trạng người bệnh có được cải thiện tốt hơn không.

Nhưng việc tư vấn cho người bệnh vẫn chưa được điều dưỡng quan tâm, mà công tác này vẫn do bác sĩ thực hiện tư vấn cho người bệnh. Đa số người bệnh trước khi ra viện đều được tư vấn chế độ sinh hoạt sau này, chế độ ăn, nghỉ ngơi để tránh cho bệnh nặng hơn và hẹn thời gian tái khám.

1.3.9. Sự hài lòng của người bệnh

Đa số người bệnh điều trị tại viện đều hài lòng về công tác chăm sóc của nhân viên y tế, môi trường bệnh viện.

Tuy nhiên, do bệnh nhân quá đông nên khi làm các thủ thuật người bệnh còn phải chờ đợi lâu.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp thể can thận âm hư tạibệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2018 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)