2.1. Những việc đã làm được
- Nhân viên y tế thân thiện, cởi mở, thông cảm với người bệnh, không có phàn nàn gì từ phía người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ.
- Nhận định tình trạng người bệnh tốt, bám sát các diễn biến nên chưa để xảy ra sai xót chuyên môn.
- Các kĩ thuật được ĐDV thực hiện tận tình, chu đáo.
- ĐDV thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sĩ và thực hiện tốt 5 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng đường dùng, đúng người bệnh).
- Điều dưỡng đã có sự phối hợp với bác sĩ điều trị để tăng cường hiệu quả chăm sóc.
2.2. Những việc chưa làm được
- Công tác vệ sinh các dụng cụ y tế chưa đúng quy định xe tiêm bừa bộn, túi đựng rác thải tái chế quá đầy, kim châm cứu chưa đảm bảo vô khuẩn.
- Nhược điểm nổi bật nhất là khả năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa được đồng đều, một số do hạn chế về trình độ, một số do chưa có kĩ năng, một số còn do phụ thuộc vào bác sĩ.
- Số lượng người bệnh đông, nguồn nhân lực điều dưỡng ít, ĐDV phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tiếp xúc bên người bệnh nên chưa nắm được tâm tư nguyện vọng của người bệnh.
2.3. Nguyên nhân
- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu
- Lưu lượng người bệnh đông, luôn trong tình trạng quá tải bệnh viện.
- Điều dưỡng phải kiêm nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện các thủ thuật, lấy thuốc, viết hồ sơ bệnh án…
- Một số điều dưỡng trẻ kinh nghiệm công tác và kiến thức chuyên môn về bệnh còn hạn chế, thiếu nhiệt tình chưa toàn tâm toàn ý trong công việc.
- Một số điều dưỡng nam chưa thực sự tỉ mỉ trong công việc.
- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh chưa đựơc chú trọng: + Tài liệu tư vấn giáo dục sức khỏe và các trang thiết bị còn thiếu.
+ Điều dưỡng khi tư vấn cho người bệnh còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích kĩ về bệnh, chưa chú trong tới tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe.
+ Kĩ năng tư vấn, hướng dẫn người bệnh của điều dưỡng còn yếu hầu như chỉ tư vấn một chiều.
Chương III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Đối với bệnh viện
- Để rút ngắn khoảng cách về trình độ trong đội ngũ điều dưỡng viên, đề xuất với lãnh đạo bệnh viện mở các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn theo hình thức đào tạo tại chỗ như: Cao đẳng, Đại học điều dưỡng tại các trường đào tạo điều dưỡng có chất lượng tốt cho đội ngũ điều dưỡng nhằm bố sung kiến thức đặc biệt là cập nhật các kiến thức mới.
- Đề nghị với lãnh đạo bệnh viện và phòng điều dưỡng tăng cường mở các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh theo chuyên khoa, các lớp tập huấn về kĩ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.
- Đề xuất bổ sung đủ nhân lực điều dưỡng để đảm bảo điều dưỡng không phải kiêm nhiệm nhiều các công việc khác mà tập chung chăm sóc người bệnh, có thời gian bên người bệnh nhiều hơn, có như vậy mới hiểu được tâm tư nguyện vọng của người bệnhcũng như các băn khoăn trăn trở của người bệnh, từ đó có sự chia sẻ và có lời khuyên giúp họ phối hợp tốt trong qua trình điều trị.
2. Đối với khoa, phòng
- Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác tập huấn, luyện tập, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng cả về kiến thức và thực hành.
- Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp.
- Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh thoái hóa khớp để điều dưỡng có cơ sở để tư vấn cho người bệnh.
3. Đối với nhân viên điều dưỡng khoa
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt các kĩ thuật chăm sóc.
- Cần phải tư vấn cụ thể cho người bệnh biết rõ chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, lao động hợp lí.
- Bổ sung thêm cho mình những kiến thức về các quy trình điều dưỡng để áp dụng trong công tác chăm sóc người bệnh để cải thiện kiến thức cũng như các kĩ năng trong công việc.
4. Đối với công tác chăm sóc người bệnh
Áp dụng các quy trình chuẩn để chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Trong đó công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh THK cần phải chú ý các giai đoạn bệnh để chăm sóc phù hợp.
4.1. Phục hồi chức năng cho người bệnh thoái hóa khớp [9] :
4.1.1. Thoái hóa đốt sống cổ
- Giai đoạn cấp tính:
+ Người bệnh nằm tại giường, đầu kê một gối mỏng.
+ Nếu sau vài ngày nằm nghỉ mà người bệnh không hết đau, cho kéo dãn cột sống cổ ở tư thế nằm với trọng lượng 2-3kg liên tục 5-7 ngày.
+ Duy trì lực cơ các chi bằng gồng cơ và vận động chủ động. - Giai đoạn bán cấp và mãn tính
+ Nhiệt trị liệu
+ Xoa bóp vùng cổ và vai
+ Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi với trọng lượng tối đa mà người bệnh chịu được (khoảng 4-10kg) trong 20-30 phút/ngày.
+ Vận động cột sống cổ: thụ động, có trợ giúp, chủ động.
4.1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Giai đọan cấp tính:
+ Người bệnh nằm nghỉ tại giường + Nhiệt trị liệu
- Giai đoạn bán cấp và mãn + Nhiệt trị liệu
+ Xoa bóp trị liệu vùng thắt lưng
+ Vận động trị liệu: Tập tăng lực cơ bụng và lưng + Mang áo nẹp cột sống
4.1.3. Thoái hóa khớp gối và khớp háng
- Giai đoạn cấp tính
+ Nghỉ ngơi tại giường duy trì tầm vận động chi dưới bằng cử động nhẹ nhàng 2 lần/ngày trong giới hạn mà người bệnh có thể chịu đựng được.
+ Tập gồng cơ tứ đầu đùi. Vận động chủ động bàn chân để tránh huyết khối ở người già.
- Giai đoạn bán cấp và mãn + Nhiệt trị liệu
+ Vận động có trợ giúp tiến dần tới có đề kháng để tăng lực cơ đặc biệt là cơ tứ đầu đùi.
+ Tập luyện di chuyển với gậy và nạng.
4.2. Các biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp
4.2.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
* Những thực phẩm người bệnh nên ăn:
- Ăn nhiều rau xanh, củ, quả các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao: súp lơ, cải xanh, tôm, cua, xương lợn…
- Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin D,B,K, acid folic, sắt có chứa trong các loại rau. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E như bông cải, cải xanh, đu đủ, ớt chuông… được khuyến cáo cho các bệnh nhân THK
- Nên dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu…Một cách để bổ sung acid béo omega 3 là sử dụng khoảng 100mg cá mỗi tuần. Những loại cá có nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi.
- Thêm vào đó cần tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi,vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, là 2 hoạt chất có tác dụng chữa viêm khớp vai hiệu quả.
* Những thực phẩm người bệnh không nên ăn:
- Theo đông y người bệnh THK không nên ăn đồ lạnh vì thứcăn lạnh khiến cơn đau tăng lên.
- Thức ăn nhanh: các loại thức ăn nhanh như xúc xích, giăm bông được các chuyên gia khuyến cáo là NB không nên ăn bởi nó có rất nhiều dầu mỡ, muối, phụ gia, chất bảo quản rất hại cho khớp.
- Nước ngọt có ga, rượu, bia và cà phê cũng không nên sử dụng khi bị THK vì có thể gây phá hủy các ổ khớp và gây ra các cơn viêm khớp cấp tính khiến bệnh thêm trầm trọng hơn và cũng như không tốt cho sức khỏe.
- Ngoài ra cũng nên bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá, thuốc lào vì tăng nguy cơ gây loãng xương.
- Muối: muối được các chuyên gia xương khớp khuyến cáo nên sử dụngở mức tối thiếu (khoảng 6g/24h). Để hạn chế gia vị này trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn nên bớt muối.
- Đồ ăn ngọt, nhiều đường: lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều chất advenced glycaion end dẫn đến viêm.
- Các loại củ giàu tinh bột: nên hận chế dùng vì có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết, béo phì,…
4.2.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh thoái hóa khớp
- Giảm cân, thay đổi thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách vác nặng). Giảm cân là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp làm giảm áp lực cho khớp.
- Duy trì tập thể dục hàng ngày:
+ Những bài tập Yoga, thái cực quyền, khí công nhẹ nhàng phù hợp với bệnh THK và giúp các khớp đỡ cứng, tái tạo thêm chất nhờn cho các khớp xương.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, đi với gậy chống nếu cần, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị hạn chế tầm vận động do ít hoạt động gây dính.
- Sống tích cực:
+ Tập cho mình lịch nghỉ ngơi hợp lí sau thời gian làm việc (mắt nhắm nhẹ hoàn toàn không suy nghĩ tới công việc, thả lỏng cơ thể, hít sâu thở chậm, không tiếp xúc quá nhiềuvới các thiết bị điện tử.
+ Tránh suy nghĩ stress, tiêu cực hoặc đặt ra áp lực cho bản thân; tránh tiếp xúc với những thông tin tiêu cực làm ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
- Tránh mang vác vật nặng quá sức: Biết liệu sức khỏe và bệnh của mình để tránh làm bệnh nặng thêm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình theo dõi việc chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp thể can thận âm hư tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định. Chúng tôi xin đưa ra một sốkết luận sau:
1. Nhận định người bệnh
- Về cơ bản các ĐDVđã nhận định đầy đủ các các dấu hiệu đau, mức độ, tính chất đau của các khớp để đưa ra các biện pháp chăm sóc kịp thời.
- Tuy nhiên do tính chất của bệnh là điều trị lâu dài nên vấn đề nhận định không còn thường xuyên mà mang tính chất định kì hơn.
2. Chăm sóc về tinh thần
- Không gian bệnh viện yên tĩnh, đảm bảo an ninh, an toàn tránh ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh.
- ĐDV chăm sóc giao tiếp với người bệnh với thái độ ân cần, thông cảm. - ĐDV cung cấp những kiến thức về bệnh cho người bệnh nhưng không sát sao chỉ mang tính chung chung, lí thuyết.
3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Đa số người bệnh vẫn tự chăm sóc được bản thân nên vấn đề chăm sóc được các điều dưỡng nhắc nhở để người bệnh tuân thủ các quy định của bệnh viện.
- Một số trường hợp người bệnh bị liệt thì có sự kết hợp giữa người nhà người bệnh và các điều dưỡng viên.
4. Chăm sóc về dinh dưỡng
- Đa số người bệnh đều được hướng dẫn chế độ ăn uống điều độ và đủ dinh dưỡng như các thức ăn từ cá, vitamin D, omega 3, các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ xương và sụn khớp hoặc các thực phẩm dinh dưỡng như ngũ cốc, trái cây giàu vitamin, cá biển…
- Tuy nhiên công việc hướng dẫn này chủ yếu vẫn do bác sĩ thực hiện tư vấn và chưa có sự đánh giá xem người bệnh có thực hiện đúng theo hướng dẫn không. Việc tư vấn mới chỉ dừng lại ở lí thuyết.
5. Chăm sóc vận động, phục hồi chức năng
- ĐDV tích cực hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập vận động để cải thiện nâng tầm vận động của khớp.
- Đa số người bệnh đều được các điều dưỡng nhắc nhở, hướng dẫn tận tình để thực hiện các bài tập hiệu quả.
- Các khoa phòng đã có sự phối hợp với nhau để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn thực hiện vận động.
6. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc.
- Đều dưỡng tại khoa thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày theo đúng liều lượng và khoảng cách, theo dõi các biểu hiện hay tác dụng phụ của thuốc để làm hạn chế khó chịu của người bệnh.
- 100% ĐDV thực hiện 5 đúng để hạn chế sai sót. Tuy nhiên có một vài ĐDV khi cho người bệnh uống thuốc vẫn chưa giải thích rõ tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc cho người bệnh hiểu.
7. Theo dõi, đánh giá người bệnh
- ĐDV thường xuyên đánh giá tình trạng của bệnh để báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Ở các khoa phòng đã có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa bác sĩ và các điều dưỡng trong khoa.
* Một số đề xuất để cải thiện tình trạng trên:
- Đối với bệnh viện:
+ Tăng cường thêm nhân lực điều dưỡng.
+ Tạo điều kiện, lập kế hoạch cho điều dưỡng thay nhau đi học các lớp đào tạo theo đúng chuyên ngành.
+ Bệnh viện cần có chính sách phù hợp, chế tài thưởng, phạt rõ ràng. - Đối với khoa, phòng:
+ Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác tập huấn, luyện tập, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng cả về kiến thức và thực hành.
+ Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp.
+ Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh thoái hóa khớp để điều dưỡng có cơ sở để tư vấn cho người bệnh.
- Đối với nhân viên điều dưỡng khoa
+ Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt các kĩ thuật chăm sóc.
+ Cần phải tư vấn cụ thể cho người bệnh biết rõ chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, lao động hợp lí theo tình trạng bệnh hiện tại của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Y tế, (2011)Thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về
chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
2. Bệnh học nội khoa tập 1, tr 422-436 – Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học
3. Bệnh học nội khoa tập 2, tr 188-197 - Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học
4. Chăm sóc người lớn bệnh nội khoa – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2015), Hà Nội: Nhà xuất bản Y học
5.Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, tr 304-316. Nhà xuất bản y học
6.Nguyễn Mai Hồng (2012), Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp thườnggặp. Nhà xuất bản Y học.
7.Phạm Vũ khánh (2009) , Lão khoa Y học cổ truyền, tr 174-184. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
8. Nguyễn Quốc Anh, Mai Trọng Khoa (2016), Một số kỹ thuật thực hành chăm sóc
người bệnh theo chuyên khoa, tr 104-106, Hà Nôi: Nhà xuất bản Y học.
9. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xuất bản năm 2017.
10.50 năm với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân–Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định (2015), Hà Nội: Nhà xuất bản lao động
II. Tài liệu tiếng anh
1. Christy L. Crowther (2004), Primary Orthopedic Care, Mosby,Inc, United States, p1-p71.