Giai đoạn IV:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc và dự phòng loét ép ở người bệnh tai biến mạch máu não tại đơn nguyên đột quỵ, khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 26 - 27)

I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN

2. Thực trạng của loét ép ở người bệnh TBMMN

2.5.4. Giai đoạn IV:

Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của điểm loét tỳ. Tổn thương đã lấn vào cơ và thường có thể đi sâu vào tận xương. Tình trạng rỉ nước luôn luôn diễn ra. Ở những trường hợp trầm trọng, có thể miệng vết thương mở to quá mức.

Cách chăm sóc:

- Nếu người bệnh bị sốt, nhìn thấy dịch xanh hoặc vàng và thấy nóng lên ở chỗ vết thương, có thể người bệnh đã bị nhiễm trùng. Bất cứ khi nào điểm loét tì bị nhiễm trùng thì khi đó tất cả các mô xung quanh đều rơi vào tình trạng cũng bị nhiễm trùng.

- Nếu tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo hiện tượng nhiễm trùng máu (máu bị nhiễm độc). Nếu vết thương không được điều trị người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

- Người bệnh có vết thương trên da vào Giai đoạn IV có thể phải nhập viện. Thường thì những người bệnh bị loét điểm tì giai đoạn sau cần phải được phẫu thuật hoặc ghép da. Những lần phẫu thuật này có thể gây tốn kém và có thể yêu cầu người bệnh phải tách khỏi cuộc sống thường ngày một khoảng thời gian sau phẫu đó.

- Hoàn toàn có thể tránh được phẫu thuật chữa trị loét điểm tì vì sử dụng hạt dextranomer hoặc các chất trùng hợp (polymer) có thể thấm nước làm tăng tốc quá trình lành vết thương mà không cần phẫu thuật. Trên thực tế, nhiều loại thuốc đắp chẳng hạn như gel thấm nước và nhiều đồ băng bó mới chẳng hạn như đồ băng bó hydrocolloid ngày càng trở nên phổ biến có tác dụng hỗ trợ và tăng tốc quá trình lành lại của các điểm loét tỳ.

- Ngoài ra, có một số kiểu điều trị mới hiện chưa được sử dụng rộng rãi nhưng đã mang lại những kết quả rất tốt. Một trong số những kiểu điều trị đó được gọi là liệu pháp đóng kín nhờ chân không (vacuum-assisted closure therapy). Khi thực hiện liệu pháp này người ta băng lên vết thương một đồ băng có đặc tính thấm hút nước kín không khí và sử dụng một bơm chân không để tạo là áp lực âm xung quanh vết thương với mục đích nhằm kích thích luồng máu và hỗ trợ quá trình lành

lại của vết thương. Một biện pháp khác được gọi là liệu pháp điều trị bằng điện. Khi thực hiện liệu pháp này, người ta sử dụng một dòng điện nhỏ để kích thích quá trình lành lại.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc và dự phòng loét ép ở người bệnh tai biến mạch máu não tại đơn nguyên đột quỵ, khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)