II. Thực tiễn về công tác chăm sóc và dự phòng loét ép ở Đơn nguyên Đột quỵ
1. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng loét ép hiện có
- Kiểm tra da hàng ngày( đối với NB đã có dấu hiệu loét, hoặc với những NB được người nhà thông báo về tình trạng da các vùng bị tì đè)
- Việc chăm sóc da:Điều dưỡng không sử dụng xà phòng ít kiềm và khăn bong mềm mà sử dụng cồn petadin để sát khuẩn, không sử dụng bột tal trong công tác dự phòng.Thay ga trải giường 1 ngày/lần
- Giũ da sạch và khô: Điều dưỡng loại bỏ tất cả các băng gạc ẩm và bẩn. Kiểm soát được chất tiết từ vết thương, nước tiểu, phân,…để tạo môi trương sạch nhất có thể xung quanh NB. Nhưng chưa thực hiện được dứt khoát việc người nhà vào thăm quá đông cả trong giờ hành chính và giờ nghỉ, chưa kiểm soát được việc người nhà đưa đồ ăn lên giường bệnh,..
- Chưa thực hiện được công tác kiểm tra bề mặt tiếp xúc với da NB xem có rách sờn hay không.
- Hướng dẫn người nhà thay đổi tư thế NB 2h/lần và xoa bóp tại các vùng dễ bị loét. Nhưng chưa theo dõi và đánh giá mức độ thực hiện của người nhà NB.
- Hướng dẫn và khuyến khích NB và người nhà bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng cường protein, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể NB
- Hướng dẫn các biện pháp có thể làm để phòng ngừa loét cho NB - Giải thích mọi thắc mắc chuyên môn cho người nhà NB
- Sử dụng bóng cao su, găng tay cao su bơm nước đặt tại các vị trí bị tì đè - Điều dưỡng chưa sát sao trong việc theo dõi cân nặng NB
- Ghi chép lại các diễn biến tình trạng và hướng chăm sóc điều trị của NB, nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác