Các bài tập vận động thụ động:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc vận động cho người bệnh liệt nửa người tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 28 - 33)

4. QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

4.5 Các bài tập vận động thụ động:

4.5.1 Khớp vai:

- Tập gấp và duỗi khớp vai: Người tập dùng bàn tay phải đỡ khuỷu tay, bàn tay trái đỡ cổ tay rồi đưa tay người bệnh lên phía đầu. Nếu đầu giường không bị vướng không duỗi thẳng tay lên được bạn hãy gấp khuỷu tay người bệnh lại, cẳng tay đặt sát trên đầu. Sau đó tập lại như cũ.

- Tập dạng, khép khớp vai: Dạng vai người bệnh ra vuông góc với thân mình. Nếu người bệnh không đau, khớp vai không cứng thì tiếp tục gấp khớp vai bằng cách chuyển tay trái của bạn nắm cổ tay người bệnh và đưa lên phía đầu như đã làm đối với tập khớp vai. Sau đó tập lại như cũ.

- Tập xoay khớp vai: Tập xoay khớp vai bằng cách đưa bàn tay người bệnh lên phía đầu cho đến khi mu bàn tay sát mặt giường. Sau đó đưa tay người bệnh trở lại vị trí ban đầu rồi đưa lòng bàn tay xuống sát mặt giường (xoay khớp vai vào trong).

4.5.2 Khớp khuỷu:

- Tập gấp và duỗi khớp khủy: Người bệnh nằm ngửa, tay duỗi, lòng bàn tay ngửa. Người tập dùng tay phải nắm lấy cổ tay người bệnh với ngón cái ở phía mu, các ngón khác ở phía lòng để giữ cổ tay thẳng sau đó từ từ gấp khuỷu tay người bệnh lại rồi duỗi tay trở về vị trí ban đầu và tập lại như trước. - Tập quay sấp và xoay ngửa cẳng tay: người bệnh nằm ngửa,tay duỗi dọc theo thân, khuỷu tay gấp 45 độ, người tập dùng tay phải nắm bà tay và cổ

tay người bệnh giống như khi bắt tay, sau đó từ từ quay sấp và xoay ngửa cẳng tay 2 bên.

4.5.3 Khớp cổ tay:

- Tập gấp và duỗi cổ tay: Tay trái người tập nắm cổ tay, tay phải nắm lấy bàn tay và các ngón tay người bệnh (ngón cái ở mu, các ngón khác ở phía lòng), giữ ngón tay cái của bệnh nhân giữa ngón tay trỏ và sau đó gấp cổ tay người bệnh về phía lòng bàn tay và hơi nghiêng về phía ngón út, rồi gấp khớp cổ tay người bệnh về phía mu bàn tay và hơi nghiêng về phía ngón cái.

* Các ngón tay:

- Tập gấp các ngón tay: Người bệnh nằm ngửa, khuỷu tay gấp vuông góc. Người tập khum bàn tay phải và úp lên các ngón tay người bệnh ở phía mu bàn tay. Tay trái người tập giữ khớp cổ tay người bệnh thẳng, sau đó dùng bàn tay và các ngón tay phải gấp các ngón tay người bệnh lại về phía lòng bàn tay cho đến khi tạo thành nắm đấm. Nếu sau khi gấp các ngón tay lại mà người bệnh không đau thì tiếp tục gấp khớp cổ tay (về phía lòng bàn tay) để duy trì độ dài của cơ duỗi ngón tay.

- Tập duỗi các ngón tay: Khi ngón tay đã duỗi hết người tập từ từ duỗi khớp cổ tay người bệnh để làm duỗi các cơ gấp ngón.

- Tập dạng và khép các ngón tay: Bàn tay người bệnh đặt úp trên mặt giường, người tập dùng tay trái giữ cẳng tay người bệnh ở tư thế sấp đồng thời dùng ngón cái và ngón giữa của tay phải lần lượt dạng và khép các ngón tay cửa người bệnh.

- Tập vận động các ngón tay cái: Người bệnh nằm ngửa, khuỷu tay gấp, cẳng tay xoay ngửa. Người tập dùng tay phải nắm bàn và ngón tay người bệnh để duỗi các ngón tay. Đồng thời dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ tay trái giữ ngón cái của người bệnh, rồi tập dạng, khép ngón cái. Người tập sau

đó đặt ngón cái tay trái lên đầu ngón tay cái của người bệnh để gấp ngón cái lại rồi dùng ngón cái và ngón trỏ tập duỗi ngón tay cái của bênh nhân ra.

4.5.4 Khớp háng:

- Tập gấp và duỗi khớp háng: Người bệnh nằm ngửa, tay phải người tập đỡ gót, tay trái đỡ dưới kheo chân người bệnh rồi gấp nhẹ khớp gối sau đó từ từ đưa khớp gối người bệnh về phía bụng. Nếu khớp háng và thắt lưng không đau, chuyển bàn tay trái từ khoeo lên mặt trước khớp gối và gấp thêm khớp gối cho đến khi vuông góc, rồi gấp khớp háng bằng cách đưa gối người bệnh về phía ngực và gót chân về phía mông.

- Tập xoay khớp háng: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Người tập đặt bàn tay trên khớp cổ chân, bàn tay trái trên khớp gối người bệnh sau đó xoay khớp háng ra ngoài rồi xoay vào trong. Phương pháp luân phiên: Bàn tay phải người tập đỡ gót chân, bàn tay trái đặt lên gối rồi gấp chân người bệnh lại cho tới khi khớp háng và khớp gối vuông góc sau đó xoay khớp háng vào trong (đưa gót chân ra phía ngoài) và xoay ra ngoài ( đưa gót chân vào trong).

- Tập dạng và khép khớp háng: Người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, người điều trị dùng tay phải đỡ dưới gót, tay trái đơ dưới khoeo, sau đó từ từ đưa chân người bệnh ra ngoài.

4.5.5 Khớp gối:

-Tập duỗi khớp gối: Người bệnh nằm ngửa, người tập dùng tay phải đỡ gót, tay trái đỡ dưới khoeo chân người bệnh để gấp khớp háng và khớp gối lại sau đó duỗi thẳng chân người bệnh ra.

Hình 5: Bài tập vận động khớp gối cho người bệnh liệt nửa người. 4.5.6 Khớp cổ chân:

- Tập nghiêng khớp cổ chân: Người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Người tập dùng tay trái giữ phía trên khớp cổ chân, tay phải nắm bàn chân người bệnh (ngón cái ở phía mu, các ngón khác ở phía lòng), sau đó nghiêng bàn chân người bệnh vào.

- Tập gấp và duỗi khớp cổ chân: Người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Người tập dùng tay phải đỡ gót chân và bàn chân, tay trái nắm phía trên khớp cổ chân người bệnh. Sau đó tập gấp khớp cổ chân người bệnh về phía lòng bàn chân rồi gấp khớp cổ chân về phía mu bàn chân.

* Các ngón chân:

- Tập vận động các ngón chân: Người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Người tập dùng tay trái giữ cổ chân, tay phải nắm lấy bàn chân người bệnh,sau đó gấp các ngón chân, rồi gấp lên mu bàn chân.

* Hoạt động tự chăm sóc bản thân

Môi trường gia đình là nơi người bệnh có thể tập những hoạt động tự chăm sóc tốt nhất, khuyến khích người bệnh tự thực hiện các hoạt động ăn uống, tắm rửa, thay quần áo...

*Hướng nghiệp:

- Giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động của cộng đồng. Dần đưa người bệnh đi ra ngoài, thăm hàng xóm,... tạo cho họ tâm lý vui vẻ, tự tin là động lực để người bệnh tích cực tập luyện, giao lưu thắt chặt mối quan hệ với mọi người để có cơ hội tìm kiếm việc làm.

* Thay đổi kiến trúc nơi người bệnh sinh sống

- Kiến trúc kiểu căn hộ, bố trí nhà vệ sinh, nhà bếp phù hợp để người bệnh thuận tiện trong sinh hoạt.

* Tái hòa nhập xã hội

- Tư vấn cho người bệnh và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

- Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc...

- Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.

- Hỗ trợ người bệnh và gia đình về tâm lý sau tai biến: có những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người tàn tật.

- Việc làm và có thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc người bệnh phải học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng chăm sóc vận động cho người bệnh liệt nửa người tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)