đất đai
1.4.3.1. Cấp tỉnh
Văn phòng Đăng ký đấtđai cấp tỉnh hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phương Văn phòng Đăng ký đất đaitriển khai thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp Giấy chứng nhận; tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính. Một số Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợ cho các cấp huyện, xã tổ chức việc đăng ký cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận ở một số xã theo hình thức đồng loạt (Hà Nội; Thái Bình; Đồng Nai). Tuy nhiên tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đaicấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức còn chậm, việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được đồng bộ …. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các Văn phòng đăng ký chưa có đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm trong thực hiện công việc, kinh phí đầu tư còn hạn chế nên chưa thể triển khai thực hiện một cách đồng bộ.
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc Văn Phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh đã tổ chức rà soát và triển khai cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức sự nghiệp, các công ty dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2013sẽ cấp được 1.154 giấy chứng nhận với diện tích khoản 15.000ha cấp lần đầu, đảm bảo chỉ tiêu diện tích cấp giấy
chứng nhận đối với tổ chức đạt 85,5%. (Nguồn tin: Phan Tuệ Minh - Giám đốc Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc) URL của bản tinnày: http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php/vi/news/Do-dac-ban-do-va-Vien- tham/Ket-qua-day-manh-cong-tac-cap-Giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat- quyen-so-huu-nha-o-va-tai-san-khac-gan-lien-voi-dat-nam-2013-o-Van- phong-dang-ky-quyen-su-dung-dat-tinh-Vinh-Phuc-3837/)
Ngày 20/10/2014 sau khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Vĩnh Phúc theo Quyết định số 46/QĐ – UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã có văn bản đề nghị gửi các Văn phòng Đăng ký chi nhánh (cấp huyện) thực hiện tháo gỡ vướng mắc cấp đổi Giấy chứng nhận đồng loạt cho các hộ gia đình, cá nhân.(Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc)
1.4.3.2. Cấp huyện ( Chi nhánh)
Tương tự như Văn phòng Đăng đất đai cấp tỉnh, các Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh (cấp huyện) đã thành lập đều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai.
Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hoàn thiện hồ sơ địa chính đang quản lý ở hầu hết các Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn chưa được đầy đủ, Văn phòng đăng ký đất đai đã thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.
Việc tổ chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân còn bị động giải quyết riêng lẻ theo yêu cầu của một số trường hợp mà chưa chủ động tổ chức làm đồng loạt cho từng xã nên tiến độ cấp Giấy chứng nhận còn chậm so với yêu cầu phải hoàn thành.
Về quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính của nhiều Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu.
Đến nay trên toàn tỉnh đã thực hiện Văn phòng đăng ký một cấp: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và có 09 chi nhánh ở 9 huyện thị ( Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường;Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Yên Lạc; Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Bình Xuyên; Văn phòng đăng ký đất đai -Chi nhánh Phúc Yên; Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Tam Đảo; Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Tam Dương; Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Lập Thạch; Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Sông Lô; Văn phòng đang ký đất đai Chi nhánh Vĩnh Yên);
(Nguồn: Quyết định số 46/2014/QĐ – UBND, ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
1.4.4.Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai
1.4.4.1. Kết quảđạt được
Hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh, chi nhánh tuy còn non trẻ (thành lập và hoạt động được vài năm gần đây, điều kiện làm việc có nhiều khó khăn, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều) nhưng đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận.
Hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đaicó lực lượng chuyên môn về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trường từng cấp; hơn nữa đã phân biệt các rõ công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo
hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận hơn rất nhiều so với trước Luật Đất đai 2003.
Việc hình thành hệ thống VPĐKĐĐ cũng góp phần hỗ trợ rất tích cực cho cấp xã, nhất là các xã miền núi, trung du do sự thiếu hụt về nhân lực và hạn chế về năng lực chuyên môn trong việc triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận và quản lý biến động đất đai ở địa phương. Nhất là trong điều kiện hiện nay theo tinh thần của Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai..( Báo cáo tổng kết 5 năm 2014-2019)
Với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai các chi nhánh được đóng ngay trên địa bàn của cá huyện giúp cho việc giải quyết tiếp nhận và trả kết quả đối với người sử dụng đất được thuận lợi đồng thời đã khắc phục được việc thực hiện công tác kê khai, đăng ký giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng tích cực, đồng bộ hóa hồ sơ...
1.4.4.2. Các hạn chế
Chức năng, nhiệm vụ của các Văn phòng Đăng ký đất đai ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng. Một số đơn vị trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh chưa được phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp.Do cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm hiện nay nhất là hệ thống thông tin đất đai còn chưa được đồng bộ dẫn đến việc thực hiện còn bị chồng chéo như việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai phải được đồng bộ cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã tuy nhiên đới với các xã do cán bộ chuyên môn về đất đai còn phải kiêm nhiệm nhiều mảng, hệ thống sổ sách còn thiếu chưa đòng bộ, chưa mang tính chuyên nghiệp. Trình độ tin học của cán bộ còn thấp, chưa đạt được theo mong muốn dẫn đến
Nguồn nhân lực của hầu hết các Văn phòng Đăng ký đất đai còn thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây cũnglà nguyên nhân cơ bản của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai còn thiếu thốn. Có nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy, máy quét (scan) để sao, quyét hồ sơ, máy tính làm việc của nhiều Văn phòng đã cũ không đảm bảo để thực hiện công việc. Đặc biệt, diện tích làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai.
Chưa có tính thống nhất về loại hình hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai ở các địa phương: có địa phương Văn phòng Đăng ký đất đai phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phương Văn phòng Đăng ký đất đai được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho một phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phương Văn phòng Đăng ký đất đai được được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.
Hoạt động của VPĐKĐĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của VPĐKĐĐ các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định.(Báo cáo tổng kết 5 năm 2014-2019)
1.5. Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc 1.5.1. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc