Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đấtđai tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

1.5.1.1. Căn cứ pháp lý Văn Phòng đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc Văn Phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

+ Được thành lập theo Quyết định số: 606/2005/QĐ-UB ngày 04/3/2005 và được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số: 26/2010/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Được thành lập theo Quyết định số: 46/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày

20/10/2014. + Là đơn vị có tư cách pháp nhân, có

con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên vàMôi trường hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

1.5.1.2. Mô hình tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Hình 1.2. Sơ đồ t chc Văn phòng Quyn s dng đấttnh Vĩnh Phúc Giám đốc Văn phòng đăng ký QSDĐ tỉnh Các Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ cấp GCN Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kỹ thuậtđịa chính Phòng Lưutrữ thông tin Tổ đăng ký cấp GCN Tổ lưu trữ CSDL Tổđo đạc

Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và 04 phòng bao gồm: Phòng Nghiệp vụ cấp GCN; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kỹ thuật địa chính; Phòng Lưu trữ thông tin đất đai, dưới là 3 tổ nghiệp vụ bao gồm: Tổ đo đạc, tổ đăng ký cấp GCN, tổ lưu trữ cơ sở dữ liệu.

Hình 1.3. Sơđồ t chc Văn phòng Đăng ký đất đai tnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 2016)

Tổ chức bộ máy có: 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Đăng ký đất đai & Tài sản gắn kiền với đất (Phòng Thẩm định hồ sơ cấp GCN); Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Các Phó Giám đốc Phòng Đăng ký đất đai và tài sản Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kỹ thuật Phòng Thông tin lưu trữ địa chính VPĐKĐĐ 9 chi nhánh

Kỹ thuật; Phòng Thông tin lưu trữ địa chính, dưới là 9 Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh.

1.5.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

a) Vị trí, chức năng

Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Văn phòng đặt tại thành phố Vĩnh Yên.

Các Chi nhánh của Văn phòng Đăng ký đất đai Vĩnh Phúc đặt tại các huyện, thành, thị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính (HSĐC) và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

(Quyết định 46/QĐ-UBND)

b) Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong đó chủ yếu như sau:

-Thực hiện các thủ tục về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) trên địa bàn cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

-Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

-Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp tỉnh, hồ sơ địa chính cho Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu địa chính và phát triển hệ thống thông tin đất đai; rà soát việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân dân xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính.

-Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

-Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

-Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc đăng ký biến động, chỉnh lý đồng bộ hồ sơ địa chính ở các cấp đối với các trường hợp biến động đất đai nhưng chưa đăng ký biến động.

-Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.

-Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.

-Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;

-Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai; trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

-Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đang quản lý, hồ sơ địa chính do Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thực hiện.

-Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật.

-Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

Ngoài ra Văn phòng đăng ký thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013.

1.5.1.4. Về cơ chế tài chính, kinh phí hoạt động

Thực hiện theo cơ chế tự chủ một phần, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và theo chủ trương, đề xuất tại Báo cáo số 55/BC-BTNMT ngày 31/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp đảm bảo gồm:

-Chi theo đặt hàng, giao kế hoạch cho các việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính, đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý HSĐC, cơ sở dữ liệu đất đai, sắp xếp, lưu trữ HSĐC, lập HSĐC, lập cơ sở dữ liệu địa chính ...theo kế hoạch, định mức đơn giá sản phẩm.

-Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Xây dựng trụ sở, nhà làm việc; mua sắm trang thiết bị như máy đo đạc, máy in, phô tô, máy tính, máy quét, máy chủ Server, hệ thống phần mềm, mạng nội bộ ...; sửa chữa tài sản cố định, có giá trị lớn và kinh phí khác do UBND tỉnh quyết định.

b) Nguồn thu sự nghiệp và hoạt động dịch vụ gồm: thu phí, lệ phí theo quy định và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

1.5.2 . Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh

1.5.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh, là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thức hiện đăng ký, cấp GCN đất đai và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Sở tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Đăng ký đất đai hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

Thẩm quyền giải quyết công việc của Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh trên các lĩnh vực cụ thể sau:

+ Giúp Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Đăng ký, cập nhật các biến động về đất ở; Đăng ký thế chấp, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh đất đai;

chấp trong Giấy chứng nhận;

+ Lưu trữ và quản lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính thị xã.

+ Luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; đính chính, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Đăng ký biến động đất đai sau giải phóng mặt bằng và các biến động khác. + Cung cấp dịch vụ công các thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thị xã.

Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai cung chi nhánh thông tin địa chính.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.

1.5.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Về cơ cấu tổ chức của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai gồm -Lãnh đạo Chi nhánh: 01 giám đốc, không quá 02 phó giám đốc;

-Các bộ phận bao gồm:

+Bộ phận hành chính tổng hợp;

+Bộ phận Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (Nghiệp vụ đăng ký); +Bộ phận Kỹ thuật địa chính;

+Bộ phận thông tin, lưu trữ địa chính.

1.5.2.3. Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ, nhân viên trực thuộc các Văn phòng Đăng ký đất đai của huyện, thị, thành phố qua 2 giai đoạn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Nguồn nhân lực của VPĐKĐĐ các chi nhánh (huyện, thị, thành phố) trong tỉnh Vĩnh Phúc Tên đơn vị VPĐKQDĐ cấp huyện VDĐKĐĐ Chi nhánh Năm 2014 Năm 2019 Tp. Vĩnh Yên 15 7 16 TX. Phúc Yên 11 6 14 Huyện Vĩnh Tường 17 9 16 Huyện Yên Lạc 12 6 16 Huyện Bình Xuyên 13 8 15 Huyện Lập Thạch 15 9 17

Huyện Sông Lô 8 5 12

HuyệnTam Đảo 9 6 10

Huyện Tam Dương 11 7 15

(Nguồn tổng hợp)

Về nhân lực, hiện nay các Chi nhánh tương đối đồng đều về số lượng nhưng qua gần 3 năm hoạt động nhân lực có sự biến động lớn do sự sắp xếp, cơ cấu lại cho phù hợp tại các Chi nhánh. Theo quy định, số nhận lực khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai “một cấp” sẽ giữ nguyên số nhân sự đang làm việc tại Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện. Tuy nhiên, một số cán bộ gắn bó với UBND huyện, thị, thành phố chuyển sang Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban của UBND cấp huyện, khi tiếp nhận số nhân lực giảm 48 người. Thời gian mới thành lập tháng 10 năm 2014 số lượng nhân sự tại các Chi nhánh rất thiếu do đó đòi hỏi phải có sự điều động, luân chuyển từ các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và tuyển dụng thêm lao động hợp đồng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Tính đến nay, về nhân sự làm việc tại Văn phòng Đăng ký đất đai các Chi nhánh vẫn còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại địa phương.

1.6. Đánh giá chung

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy kể từ năm 2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định thành lập văn phòng đăng ký đất đai một cấp giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như kê khai, đăng ký, thực hiện các quyền của người sử dụng đất được tinh gọn, giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo quy định pháp luật về đất đai đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộnắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn giúp cho công tác giải quyết thủ tục hành chính cũng như công tác quản lý đất đai của huyện, tỉnh ngày càng đi vào nề nếp. Giúp việc khai thác, cung cấp thông tin được nhanh gọn.Người dân tin tưởng và chấp hành tốt cá chủ chương chính sách về đất đai góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh nói riêng trong thời kỳ đổi mới phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xong chưa có nhiều các nghiên cứuđiều tra đánh giá kết quả hoạt động của các văn phòng đăng ký đất đai, nhằm xác định được những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ cho từng văn phòng có nguồn lực, địa bàn sinh thái, nhân văn và phát triển kinh tế khác nhau đặc biệt là huyện Vĩnh tường.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

-Phạm vi không gian: Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nội dung đề tài, tập trung đánh giá một số nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai.

- Số liệu cập nhật: từ năm 2016 đến năm 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

-Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý sử dụng đất đaiảnh hưởng đến đăng ký sử dụng đất.

-Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường giai đoạn 2016-2018;

-Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp điu tra, thu thp s liu th cp

Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng các cấp thành lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 đến 2018 của khu vực nghiên cứu.

-Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất huyện Vĩnh Tường từ năm 2016 đến năm 2018

-Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng thống kê: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ năm 2016 đến năm 2018.

-Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh Vĩnh Tường; Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)