Các yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 73)

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a.Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện; cố gắng, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho nhân dân (trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ....). Vì thế kinh tế có những bước phát triển vượt bậc. Cụ thể:

*Về công nghiệp:

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2018 tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.305,7 tỷ đồng, đạt 100,15% so với kế hoạch đề ra. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất, có thêm nhiều đơn hàng và thị trường tiêu thụ mới. UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực để triển khai các dự án như: Khu công nghiệp Chấn Hưng, Cụm công nghiệp Đồng Sóc,... Phối hợp Sở Công thương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng đố với Cụm Công nghiệp Thổ Tang – Lũng Hòa. Hoạt động khuyến công trên địa bàn tiếp tục được quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

*Về trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện giảm; đầu vụ Xuân thời tiết diễn biến không thuận, song, nhờ việc đưa nhiều giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất và thực hiện tốt lịch thời vụ; thường xuyên theo dõi diễn biến sâu bệnh, thời tiết ..., áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên cây trồng đều sinh trưởng phát triển tốt; năng suất tăng so với cùng kỳ.

Chăn nuôi được duy trì ổn định. Đàn gia súc và gia cầm phát triển tốt; sản phẩm các loại đều tăng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được quan tâm, chú trọng.

Sản xuất thủy sản tiếp tục được phát triển ổn định. *Về dịch vụ:

Năm 2018, tổng giá trị ngành dịch vụ ước đạt 3.931,24 tỷ đồng. Dịch vụ tiếp tục phát triển, nhất là ở 3 thị trấn: Thị trấn Thổ Tang, Thị trấn Vĩnh Tường và Thị trấn Tứ Trưng.

b. Thực trạng về y tế, giáo dục *Về y tế:

Trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 1 bệnh viện, 29 trạm y tế. Nhìn chung, cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế được đầu tư, nâng cấp; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, chú trọng.

*Về giáo dục

Công tác đổi mới về nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học được các trường trên địa bàn huyện tích cực triển khai. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì và phát triển. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên. Vĩnh Tường tiếp tục là huyện đứng ở vị thế cao nhất tỉnh về chất lượng học sinh giỏi.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a.Dân số

Theo số liệu thống kế dân số huyện Vĩnh Tường trong độ tuổi lao động là 104.520 người ( chiếm 52% dân số toàn huyện). Đây là một thuận lợi cho huyện Vĩnh Tường để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cho công tác tạo việc làm cho lao động huyện Vĩnh Tường.

b.Lao động và việc làm

Tuy huyện Vĩnh Tường có nguồn lao động dồi dào nhưng đa phần đều là lao động phổ thông, chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Phần lớn

số lượng lao động đang làm việc tại các danh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể, một số làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Về bộ phận lao động thất nghiệp, chủ yếu là lao động nông nghiệp bị mất đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Để giải quyết vấn đề tạo việc làm cho người lao động chưa có việc làm này huyện Vĩnh Tường đã thực hiện công tác tạo việc làm cho lao động thông qua các chương trình: tạo việc làm quy các chương trình phát triển kinh tế; tạo việc làm thông qua đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,…

3.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội, huyện Vĩnh Tường rất chú trọng tới công tác xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý giao thông, hệ thống thủy lợi.

a. Xây dựng

UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án như: Đường Thượng Trưng – Cao Đại, cải tạo trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường; cải tạo nâng cấp bờ vao sông Phan địa phận xã Lũng Hòa.... Hoàn thành, ban giao đưa vào sử dụng: Đường nội thị thị trấn Vĩnh Tường; đường An Tường – Lý Nhân,...

b. Thủy lợi

Huyện Vĩnh Tường chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Xí nghiệp Thủy lợi huyện xây dựng kế hoạch lịch điều tiết nước đảm bảo phục vụ sản xuất. Khơi thông dòng chảy các luồng kênh tưới tiêu, hệ thống thoát nước thải trên địa bàn huyện. Kiên cố hóa, nâng cấp hệ thống kênh mương đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.(Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND huyện Vĩnh Tường)

3.1.3.Đánh giá chung

Nhìn chung, huyện Vĩnh Tường có nhiều thuận lợi so với một số huyện, thị trong tỉnh, thể hiện qua các mặt sau:

- Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, là đầu mối giao thông đi các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận. Vì vậy, huyện Vĩnh Tường có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tương lai.

- Nằm trong vùng khí hậy nhiệt đới gió mùa, điạ hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt: vùng đồng bằng phù sa cổ, vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy, vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê. Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, tạo sức ép trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3.1.3.2.Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì huyện Vĩnh Tường cũng có những khó khăn:

- Trình độ dân trí không đồng đều gây hạn chế trong nhận thức và thực hiện pháp luật nói chung; đăng ký quyền sử dụng đất nói riêng.

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ phát triển, cơ sở hạ tầng đầu tạo sứcép trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3.1.4.Đánh giá thc trng qun lý, s dng đất trên địa bàn huyn Vĩnh Tường

3.1.4.1.Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai nên công tác này không ngừng được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ huyện đến các thị trấn, xã nhằm hoàn thiện và đưa vấn đề quản lý đất đai vào nề nếp.

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, UBND huyện Vĩnh Tường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới người dân, đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống; tổ chức thực hiện các văn bản do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành góp phần đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.

b. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính

Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 1994, huyện Vĩnh Tường đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Đường địa giới giữa các xã, thuộc huyện, giữa các huyện, tỉnh tiếp giáp cơ bản ổn định không có tranh chấp, chồng lấn. Năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 09/QĐ-CT ngày 06/01/2011 phê duyệt dự án Chỉnh lý, hoàn thiện bộ hồ sơ, bản đồ và cắm mốc địa giới hành chính các cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay, việc hiện đại hóa bộ hồ sơ địa giới hành chính cơ bản đã được hoàn thành trên toàn huyện ( cả bản số và bản giấy) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện được diễn ra thuận lợi.

c. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ

Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được triển khai tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành, đúng quy định của Luật đất đai.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư thành lập từ năm 2007-2009 theo bản đồ hệ tọa độ VN 2000 trên 29 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; bản đồ quy hoạch sử dụng đất giao đoạn 2010-2020, bản đồ phục vụ thu hồi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ……. Đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý về đất đai ở địa phương.

Nhưng bên cạnh công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính về cơ bản đã hoàn thành thì công tác cập nhật, chỉnh lý biến động, đo đạc bổ sung tại

các xã chưa được thực hiện liên tục và kịp thời nên việc quản lý và sử dụng đất chưa đạt hiệu cao.

d. Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được huyện Vĩnh Tường quan tâm thực hiện. Huyện Vĩnh Tường căn cứ tình hình sử dụng đất ở từng địa phương, trên cơ sở lấy ý kiến tham gia rộng rãi để lên kế hoạch quy hoạch sử dụng đất. Tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt quyết định về quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và hàng năm UBND huyện ban hành kế hoạch sử dụng đất toàn huyện, các xã, thị trấn.

đ. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Để vừa đảm bảo việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân vừa phù hợp với chiến lược phát triển king tế - xã hội của huyện thì công tác giao đất, cho thuê đất, thu hổi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua huyện Vĩnh Tường đã triển khai công tác này và đạt được kết quả tốt.

e. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính tại Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường đã được lập theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các loại sổ sách lập theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định.

Hiện nay, các trường hợp kê khai đăng ký đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai – Chi nhánh Vĩnh Tường đều được ghi vào sổ biến động, sổ địa chính, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận thì được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý.

Được sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kêđất đai của huyện Vĩnh Tường được thực hiện định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm và công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần (theo Điều 34 Luật Đất đai 2013). Thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện theo quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

h. Công tác quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật đất đai. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được UBND huyện Vĩnh Tường căn cứ theo các văn bản của Nhà nước ban hành.

i.Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Vĩnh Tường đã có nhiều tiến bộ. Các xã, thị trấn đã chú trọng hơn trong việc tuyên truyền Luật Đất đai đến cán bộ và nhân dân. Thực hiện đúng quy trình Luật Đất đai trong việc tiếp nhận hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân. Tuy nhiên, do việc kiểm tra, giám sát chưa liên tục nên vẫn còn những trường hợp sử dụng sai mục đích sử dụng đất, tự ý cải tạo hay lấn chiếm đất công….

k.Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo

UBND huyện phối hợp các cơ quan chuyên môn, các địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai. Nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

Việc tranh chấp, khiếu nại, tốc cáo được UBND huyện phối hợp chặt chẽ với cá UBND cấp xã nhằm giải quyết tận gốc ngay từ cơ sở để làm giảm các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo bằng cách nâng cao năng lực quản lý đất đai cho cán bộ.

3.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018tổng diện tích đất tự nhiên của huyện có 14.400,73 ha, phân bố ở 29 đơn vị hành chính, trong đó có 03 thị trấn và 26 xã. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Tường được thể hiện ở Bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018, huyện VĩnhTường Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 14.400,73 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.960,70 69,17

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.869,97 54,65 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.874,66 13,02 1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 216,08 1,50

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.417,83 30,68

2.1 Đất ở OCT 1.281,14 8,90

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.219,13 15,4 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 12,84 0,09 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 17,65 0,12 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 104,96 0,73

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 675,33 4,69 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 105,04 0,73 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,74 0,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 22,20 0,15

Từ bảng 3.1 cho thấy, nhóm đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 9.960,70 ha, chiếm 69,17%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,65% (7.869,97 ha) trong tổng diện tích của nhóm đất nông nghiệp. Số liệu này phần nào cho thấy được điều kiện đất đai và thế mạnh phát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường.

Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất với 2.219,13 ha, chiếm 15,4% . Điều này cho thấy, huyện Vĩnh Tường đã và đang có hướng đi phù hợp với xu thế phát triển đô thị hóa; khi nhu cầu về chỗ ở của người dân tăng lên cũng như việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống người dân.

Ngoài ra, đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường còn 22,20 ha đất chưa sử dụng, tuy răng chỉ chiếm 0,15% trong tổng diện tích tự nhiên, song cũng cần có kế hoạch đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

3.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Vĩnh Tường thực hiện trong những năm qua nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả tốt. Huyện đã tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất theo pháp luật đất đai năm 2013; hoàn thành công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai – chi nhánh vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)