3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tại miền Trung và Quảng Ngãi
Việc chọn tạo giống lúa mới phù hợp đặc thù riêng cho tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất lúa cho người nông dân tại vùng này lâu nay chưa được chú trọng, chỉ thừa hưởng có chọn lọc các thành quả chọn tạo giống của phía Bắc và phía Nam, nên có nhiều giống đã tỏ ra kém phù hợp, kém hiệu quả cho sản xuất gây bất lợi cho mặt sinh thái đồng ruộng, là nguồn duy trì lây lan sâu bệnh ... như giống ĐV108, TH6, ML48, KD18…
Gần đây, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành chọn tạo được một số giống lúa mới AN26, AN1, AN2 đang tiến hành trồng thử tại Bình Định; Trung tâm Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Quảng Nam chọn tạo ra giống lúa QN1 đang sản xuất thử tại một số tỉnh miền Trung; Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên chọn tạo ra giống lúa PY2 được Hội đồng khoa học - Cục Trồng trọt thông qua cho sản xuất thử tại khu vực Nam Trung Bộ; các giống lúa này bước đầu đánh giá là những giống lúa có năng suất cao. Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi cũng đã du nhập các giống lúa này trồng thử năm 2016 mới cho kết quả bước đầu, song nhìn chung các giống lúa này chất lượng gạo chấp nhận được, chưa tốt như mong muốn.
Đối với Quảng Ngãi, trong lĩnh vực sản xuất giống lúa chất lượng, năm 2013 được UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm giống tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao giai đoạn 2013 - 2016”, là một dự án hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất giống đã có tác động tích cực đến sản xuất
lúa, tăng thu nhập cho người dân của tỉnh trong thời gian qua, dự án đã kết thúc vào tháng 12/2016.
Trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới, được sự quan tâm và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2005 đến nay, đặc biệt là thời gian gần đây, bằng các nguồn vốn khác nhau Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đề tài cấp cơ sở với nội dung nhập nội các giống lúa có nguồn gen tốt để làm vật liệu giống bố mẹ, tiến hành lai tạo theo hướng chọn tạo giống lúa mới cho năng suất cao, có chất lượng gạo tốt, phù hợp điều kiện sản xuất của tỉnh. Qua quá trình chọn tạo đến năm 2016 đạt những kết quả được tóm tắt như sau: Từ tổ hợp GD1 x P1, đơn vị đã chọn tạo được 02 giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao là ĐH815-6 và ĐH99-81 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo hộ giống cây trồng (2012). Trong đó, giống lúa ĐH815-6 đã được Hội đồng Khoa học - Cục Trồng trọt thông qua công nhận đặc cách (tháng 8/2016); giống lúa ĐH99-81 đang hoàn thiện thủ tục trình Hội đồng Khoa học - Cục Trồng trọt công nhận giống chính thức.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU