Nét đặc thù của thị trường vàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng Đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế (Trang 26 - 28)

II. Vàng hóa

2. Nét đặc thù của thị trường vàng Việt Nam

Có thể nói, hoạt động của thị trường vàng Việt Nam hiện nay khá trầm lặng. Dường như mọi hoạt động mang tính kinh doanh đều đóng băng, từ vàng tiêu chuẩn (vàng miếng)

cho đến vàng nguyên liệu (chưa qua chế tác, vàng trang sức). Đối với người dân thường, hoạt động dừng lại ở mức tối thiểu khi cần thiết phải sử dụng đến vàng(trang sức, làm đẹp), tâm lý bất ổn vì giá vàng không theo đúng quy luật thị trường (nhóm lợi ích), đồng thời quyền nắm giữ vàng cũng chưa có gì đảm bảo khi thời gian qua liên tục có các ý kiến đề xuất về việc huy động vàng trong dân (người dân mất long tin với khu vực nhà nước, cụ thể là hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn khu vực nhà nước ở mức báo động với hàng loạt các báo cáo lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng từ nhiều công ty, tập đoàn nhà nước); Đối với các đơn vị kinh doanh nhỏ: hoạt động kinh doanh chỉ dừng lại ở mức chờ đợi những chính sách mở cửa hơn; và nằm đâu đó hoạt động kinh doanh mua bán sôi động

Chính vì thế, với mục đích nghiên cứu về các nét đặc thù của thị trường vàng Việt Nam, sẽ là sai lầm nếu ta không gắn nó với yếu tố lịch sử. Ngoài những yếu tố vốn có của thị trường vàng Việt Nam gồm:

- Yếu tố tâm lý: đi ngược lại xu hướng của thế giới. Trên thị trường thế giới, khi giá vàng tăng các hoạt động bán vàng tăng mạnh, và ngược lại. Nhưng trên thị trường Việt Nam, khi giá vàng tăng cao mọi người ào ạt xếp hàng mua vàng và khi giá vàng xuống thấp thì lại bán ra nhanh chóng.

- Niềm tin: nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng vì là nền kinh tế thị trường không hoàn chỉnh, kết hợp với sự can thiệp hành chính sâu rộng đẩy tâm lý người dân luôn sẵn sàng mua vàng đầu cơ tích trữ. Thực vậy, trải qua quá trình phát triển kinh tế liên tục nhưng đến nay các chuyên gia ước đoán vàng dự trữ trong dân vào khoảng 300 – 500 tấn.

Tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, thị trường vàng Việt Nam có những nét đặc thù cụ thể như:

Giai đoạn 1: dấu mốc lịch sử của ngành kinh doanh vàng Việt Nam gắn với sự ra

đời của công ty SJC cho đến năm 2006.

- Vàng miếng: sản phẩm vàng tiêu chuẩn đầu tiên của thị trường Việt Nam. Hoạt động kinh doanh và mua bán vàng cũng trở nên sôi động hơn.

- Định giá bất động sản: các giao dịch bất động sản (mua bán nhà đất) hầu hết được tính bằng vàng.

Giai đoạn 2: từ năm 2007 với việc ra đời của Sàn giao dịch vàng đầu tiên của

Việt Nam do Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thành lập đến hết quý 1/2010 là thời điểm chấm dứt hoạt động tất cả các sàn vàng.

- Sàn giao dịch vàng: đặc điểm nổi bật của thị trường vàng giai đoạn này là hoạt động giao dịch, mua bán vàng trên Sàn vàng. Đây là hình thức kinh doanh mang tính tập trung và có tổ chức. Tuy nhiên, do không có luật điều chỉnh, nhà nước không thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh này.

TMCP Sài gòn Thương tín, vàng miếng Phượng Hoàng (PNJ), vàng miếng Bảo Tín Minh Châu, Vàng miếng ACB.

- Thị trường bất ổn: việc ra đời hàng loạt Sàn giao dịch vàng và hàng loạt thương hiệu vàng miếng khác nhau, thị trường vàng Việt Nam giai đoạn này vô cùng biến động và bất ổn. Hoạt động kinh doanh vàng tràn lan, ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội.

Giai đoạn 3: Từ 2010 đến nay: đây được xem là giai đoạn chính phủ ra tay ổn

định thị trường vàng bằng hàng loạt quyết định quan trọng gồm: đóng cửa tất cả các Sàn giao dịch vàng (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong văn bản số 369/TB-VPCP 3/2010), Thông tư 10/2010/TT-NHNN v/v sửa đổi bổ sung việc bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 (Nghị định 24), về quản lý thị trường vàng, trong đó Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nghị định cũng nghiêm cấm sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán. Như vậy đặc điểm thị trường vàng Việt Nam giai đoạn này là:

- Độc quyền: bởi NHNN về sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

- Xóa bỏ vai trò tiền tệ của vàng: theo nội dung Nghị định 24 thì mọi hoạt động sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đều bị cấm.

Một phần của tài liệu Thực trạng Đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w