Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng Đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế (Trang 29 - 31)

II. Vàng hóa

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế

Vàng hóa nền kinh tế được hiểu là dùng vàng thay thế VND trong một số chức năng của tiền tệ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu có thể tóm lược trong các nguyên nhân chính sau:

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng. Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản được ưa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nước như mong muốn. Thay vào đó, luồng “tiền nóng” chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.

- Giá vàng thế giới đã có những bước ngảy vọt chưa từng có, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào tháng 7/2011, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.600USD/ounce. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ương (NHTW) mà các quỹ đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm. Trong giai đoạn này thị trường vàng tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Tâm lý giữ vàng của người dân Việt Nam

- Với tư duy của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, mỗi gia đình đều cố gắng tằn tiện chút ít tiền để mua dăm ba chỉ vàng phòng thân, dự trữ cho tuổi già và hồi môn cho con cháu.

- Vàng đã là một thói quen tích trữ an toàn tài chính của người dân, là một loại tài sản được dùng để thanh toán vì luôn được cho là không sợ mất giá cho nên sẽ không thể vì một vài quy định mà dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình.

- Chính chính sách điều hành lưu thông tiền tệ bất ổn, và chính những người được giao trọng trách đề ra chính sách cũng như thực thi nhiệm vụ do yếu kém về năng lực, thiếu trách nhiệm, thậm chí mang màu sắc của lợi ính nhóm, đã và đang gây ra tình trạng rất đáng lo ngại này, cụ thể: Mỗi khi có biến động chính sách (thay đổi tỷ giá, lạm phát tăng cao...) người dân lại đổ xô rút tiền từ ngân hàng để đi mua vàng.

Sự kiểm soát thị trường vàng của Nhà Nước Việt Nam

- Trong khi cầu vàng trong nước tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế. Khoảng 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng được quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ NHNN. Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, NHNN ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Điều này hạn chế lượng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhưng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao.

Tỷ giá hối đoái

- Giá vàng hiện chủ yếu được niêm yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng. Lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. Điều này dẫn đến nền kinh tế bị xem là vàng hóa và đô la hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng Đô la hoá, vàng hoá trong nền kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w