Các công trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1. Các công trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

FAO (2010) đã công bố nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê. Nghiên cứu đã khẳng định: Trong 3 thập kỷ tới, mức tăng năng suất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn đáng kể. Sự tăng lên này phải được bắt đầu từ những cơ sở về tài nguyên mà đảm bảo cân bằng ở hiện tại kéo dài hơn nữa về tương lai so với quá khứ. Chính các nước đang phát triển sẽ làm tăng sản lượng lương thực của thế giới do đó làm tăng lên những rủi ro và những tác động bất lợi đối với thế giới. Vì thông thường, ở các nước đang phát triển chỉ quan tâm đến mục tiêu an ninh lương thực, việc làm và thu nhập từ xuất khẩu hơn là phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Điều này có nghĩa rằng, việc tăng sản lượng lương thực làm gia tăng áp lực lên môi trường sinh thái nông nghiệp của vùng nhiệt đới, nơi mà dân cư sinh sống đông đúc và chứa nhiều đa dạng sinh học của thế giới.

Mặt khác, ở một số nước đang phát triển đang có sự khan hiếm về đất nông nghiệp nên việc tranh thủ tài nguyên đất và tăng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ mỗi hecta đất là điều cần thiết. Tuy nhiên, tăng đầu tư phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo không đe dọa đến tính bền vững của toàn bộ hệ thống. Đất nông nghiệp càng ngày càng xấu đi do khai thác sử dụng quá mức cộng thêm việc bón phân không hợp lý sẽ làm gia tăng sự ô nhiễm đối với môi trường đất và môi trường nước một cách nghiêm trọng [32].

Frantisek Brázdik (2006) đã đánh giá hiệu quả kỹ thuật và quy mô trang trại lúa ở Tây Java, xác định các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả của trang trại. Hơn nữa, mô hình hồi quy Tobit cũng được sử dụng để giải thích sự thay đổi điểm số hiệu quả liên quan đến các yếu tố nông nghiệp cụ thể. Nghiên cứu đã kết luận rằng quy mô trang trại là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hiệu quả kỹ thuật nông nghiệp và manh mún đất đai ở mức độ cao, là nguồn gốc cơ bản của sự thiếu hiệu quả kỹ thuật trong thời kỳ của kỷ nguyên tăng trưởng, được gọi là cuộc cách mạng xanh [33].

Vimy Glass và các cộng sự thuộc Sở Nông nghiệp của Nova Scotia khẳng định nông nghiệp là ngành quan trọng đối với người dân Nova Scotia. Tuy nhiên người nông dân đang phải đối mặt với những thách thức khi nền công nghiệp tăng trưởng không ngừng, gây trở ngại cho các hoạt động nông nghiệp. Đối với một nông dân, tài sản lớn nhất là đất đai. Nhưng vấn đề tài chính, tiền bạc cũng là rất quan trọng thì họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi đất tiềm năng. Trong các cuộc tranh luận cộng đồng, không chỉ có vấn đề bảo vệ, bảo tồn đất nông nghiệp được đưa ra tranh luận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bố trí đất nông nghiệp phải dựa vào các điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường. Ở Nova Scotia, có nhiều nhà sản xuất chấp nhận chi phí cao trong khi thị trường hàng hóa nông nghiệp lại có giá rất rẻ. Sự bất ổn trong thị trường hàng hóa, cộng với tỷ giá hối đoái biến động gây ảnh hưởng đến thương mại trong nông nghiệp [34].

Một nghiên cứu của tổ chức APA, Mỹ (1999) phát hiện ra rằng nông nghiệp không những là doanh nghiệp mà còn cung cấp nhiều lợi ích về mặc cộng đồng bao gồm không gian mở, môi trường sống động vật hoang dã và nước ngầm. Tại Mỹ có khoảng 240 mẫu đất nông nghiệp; những tiểu bang và chính quyền địa phương ở Mỹ đã đạt được những thành công nhất định trong việc bảo tồn đất nông nghiệp, ưu đãi về thuế đất nông nghiệp. Mặt khác, việc mất đất nông nghiệp cũng được chính quyền địa phương của Hoa Kỳ hết sức quan tâm. Nghiên cứu khẳng định rằng đất nông nghiệp cần được bảo vệ trong quá trình sử dụng để đảm bảo hiệu quả cao nhất [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 29)