Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 vùng đồng bằng thị xã Hương Trà

a. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

Tổng diện tích tự nhiên vùng đồng bằng của thị xã Hương Trà năm 2014 là 17.776,26 ha, chiếm 34,37% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất 12.390,9 ha (chiếm 69,7% tổng diện tích của vùng),

diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng lần lượt là 5.156,1 ha và 229,26 ha, chiếm tương ứng 29% và 1,3% tổng diện tích tự nhiên của vùng.

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng thị xã Hương Trà năm 2014 (Nguồn: [28])

Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của vùng đồng bằng thị xã Hương Trà được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng thị xã Hương Trà năm 2014

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17.776,26 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.390,90 69,70

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.148,59 28,96

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.043,74 27,75

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.104,84 6,22

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.112,24 40,01

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.879,30 33,07

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.232,94 6,94

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 54,90 0,31

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 75,16 0,42

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.1 Đất ở OTC 736,02 4,14

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 176,00 0,99

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 560,02 3,15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.958,58 16,64

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 70,41 0,40

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,74 0,13

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,85 0,02

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 406,40 2,29 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.433,17 13,69

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 100,22 0,56

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 751,42 4,23

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 609,87 3,43

3 Đất chưa sử dụng CSD 229,26 1,30

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 162,88 0,93

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 66,37 0,37

(Nguồn: [28])

Qua bảng 3.7 về hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng thị xã Hương Trà năm 2014 có thể đưa ra nhận xét như sau: Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của vùng chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt diện tích đất nông nghiệp gấp khoảng 2,4 lần so với đất phi nông nghiệp, trong khi đó đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu sử dụng đất của vùng (khoảng 1,3%). Từ đây cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của người dân địa phương, đồng thời vùng đang khai thác và sử dụng quỹ đất tương đối tốt với tỷ lệ sử dụng đất là 98,7%, đất chưa sử dụng chỉ còn gần 300 ha. Với

áp lực về dân số hiện nay cũng như nhu cầu đất để phát triển công nghiệp - thương mại và đáp ứng cho quá trình đô thị hóa, vùng vẫn đảm bảo được diện tích đất nông nghiệp khá lớn, góp phần sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho địa phương cũng như toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014

Bảng 3.8. Biến động đất đai vùng đồng bằng giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: ha STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2014 So với năm 2010 Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 17.776,26 17.814,40 -38,14 1 Đất nông nghiệp NNP 12.390,90 11.261,56 1.129,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.148,59 3.968,54 1.180,05 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.043,74 3.895,19 148,55 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.104,84 73,35 1.031,49

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.112,24 7.158,54 -46,30

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.879,30 6.119,38 -240,08 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.232,94 1.039,16 193,78 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 54,90 68,67 -13,77

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 75,16 65,81 -9,35

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.156,10 6.233,94 -1.077,84

2.1 Đất ở OTC 736,02 1.317,30 -581,28

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 176,00 1.181,07 -1.005,07

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 560,02 136,23 423,79

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2014 So với năm 2010 Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-)

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp CTS 70,41 14,16 56,25

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,74 23,38 -0,36

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,85 2,61 0,24

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 406,40 372,58 33,82

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.433,17 2.345,64 87,53 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 100,22 90,09 10,13 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 751,42 966,54 -215,12 2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN 609,87 1101,39 -491,52

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 0,25 -0,25

3 Đất chưa sử dụng CSD 229,26 318,90 -89,64

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 162,88 152,05 10,83 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 66,37 129,74 -63,37

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0 37,11 -37,11

(Nguồn: [28])

Từ bảng 3.8 cho thấy, đất đai vùng đồng bằng có những biến động đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2014, chỉ đất nông nghiệp là tăng lên 1.129,34 ha so với năm 2010, trong khi đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng lại giảm xuống. Đối với đất nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên nhiều so với năm 2010 (tăng 1.180,05 ha); đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản lại bị giảm xuống. Đối với đất phi nông nghiệp, tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 bị giảm xuống so với năm 2010 là 1.077,84 ha, trong đó đất ở nông thôn bị giảm nhiều (giảm 1.005,07 ha), đất ở đô thị tăng 423,79 ha. Và đất chưa sử dụng bị giảm đi 89,64 ha.

Có thể thấy rằng, hiện nay toàn thị xã Hương Trà đang trong quá trình đô thị hóa, làm tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 so với 2010 không những giữ nguyên mà còn tăng lên đáng kể. Giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng phải tăng giá trị sản xuất nông nghiệp là một bài toán khó. Nếu đô thị hóa đòi hỏi việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối quỹ đất đai và cơ cấu kinh tế giai đoạn sau này. Mặt khác, đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp hầu hết đều không thể chuyển đổi ngược lại, do đó sự tăng lên về diện tích đất nông nghiệp là hợp lý.

Đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp lại bị giảm nhiều, trong đó đất ở nông thôn giảm nhiều nhất. Theo điều tra thực địa, đất ở giảm đi, thay vào đó các loại đất sản xuất kinh doanh và đất ở đô thị đều tăng lên; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất chưa sử dụng của vùng lại bị giảm xuống. Như vậy, thị xã Hương Trà đã tận dụng tốt quỹ đất đai để phục vụ quá trình đô thị hóa. Đất phi nông nghiệp tăng lên, không những không ảnh hưởng nhiều tới quỹ đất nông nghiệp mà còn tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng. Điều này làm giảm bớt áp lực lên quỹ đất nông nghiệp nói chung của toàn thị xã và đất nông nghiệp của vùng đồng bằng nói riêng. Chính điều này đã góp phần giải quyết bài toán khó về cơ cấu đất đai ở hiện tại và tương lai trong quá trình đô thị hóa ở Hương Trà.

3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển thị xã Hương Trà năm 2013 là 5.148,59 ha. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 4.043,74 ha chiếm 78,54% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm là 1.104,84 ha chiếm 21,46%. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ 3.4.

Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã Hương Trà năm 2014

Hình 3.4 cho thấy, trong cơ cấu sử dụng đất sản xuất vủa vùng nghiên cứu, hầu hết diện tích được sử dụng để trồng cây hàng năm như: lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu các loại,… Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, nhưng nếu so với năm 2010 thì tỷ lệ sử dụng đất để trồng cây lâu năm ở vùng nghiên cứu là tăng lên nhiều (tăng 1.031,49 ha). Như vậy, bên cạnh chú trọng phát triển các cây hàng năm, hiện nay vùng nghiên cứu cũng đã mở rộng và từng bước phát triển các loại cây trồng lâu năm như cây ăn quả (thanh trà, quýt), góp phần vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

3.2.2.3. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người

Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Chỉ tiêu này giúp đánh giá được khả năng đầu tư của người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tức là nếu bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người quá cao thì khả năng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của người dân thấp và ngược lại. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng khai thác tiềm năng đất đai và hiệu quả sử dụng đất tại vùng nghiên cứu.

ĐVT: m2/người

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người giữa vùng đồng bằng với vùng ven biển, vùng gò đồi và toàn thị xã Hương Trà

(Nguồn: [28])

Qua hình 3.5 cho thấy, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người của vùng đồng bằng thấp hơn so với toàn thị xã và vùng gò đồi. Chênh lệch đối với toàn thị xã là 201 m2/người, nhưng chênh lệch đối với vùng gò đồi là rất lớn (gần 1588 m2/người), tức là bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người ở vùng gò đồi nhiều gấp 3,6 lần so với vùng đồng bằng. Nguyên nhân của vấn đề này là do diện tích

đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi xếp thứ 2 trong 3 vùng sinh thái (vùng đồng bằng: 5.148,58 ha, vùng gò đồi: 3.765,99 ha, vùng đầm phá ven biển: 655,74 ha). Có thể nói diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng gò đồi là lớn nhưng tổng dân số của vùng thấp (17.024 người). Do đó, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người của vùng gò đồi lớn hơn nhiều so với vùng đồi bằng và đầm phá ven biển. Chỉ tiêu này của vùng đầm phá ven biển là thấp nhất (398 m2/người), trong khi toàn thị xã hiện nay là khoảng 825 m2/người.

Chỉ tiêu này không những phản ảnh bình quân trên một người dân thì được sử dụng bao nhiêu m2 đất sản suất nông nghiệp, ngoài ra nó còn phản ánh khả năng đầu tư vào đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Nếu diện tích quá thấp trong khi mong muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của người dân là lớn thì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và sản lượng nông sản. Ngược lại, nếu bình quân diện tích đất quá lớn mà người dân lại không có khả năng hoặc không muốn đầu tư nhiều vào sản xuất nông nghiệp thì sẽ gây lãng phí đất. Một vấn đề song song đi kèm là sự phân bổ đất đai và dân số không hợp lý gây ra chênh lệch lớn về bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp giữa các vùng sinh thái trong thị xã. Vậy một bài toán nữa cần đặt ra ở đây là bố trí quỹ đất và dân cư làm sao để cân bằng giữa khả năng khai thác tài nguyên đất và nhu cầu sử dụng. Từ đó, tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý nhất về đất đai cũng như tiềm năng kinh tế của từng vùng sinh thái.

Riêng đối với vùng đồng bằng, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người của vùng nằm ở mức trung bình so với toàn thị xã và với các tiểu vùng sinh thái khác. Cộng thêm những lợi thế về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội thì khả năng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là cao hơn so với các tiểu vùng khác. Tại vùng nghiên cứu, chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng và chất lượng của nông sản, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập và đời sống người dân địa phương.

3.3. Đánh giá hiệu quả và kết quả phân tích SWOT các loại hình sử dụng đất sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)