Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 30 - 32)

Từ các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã thực hiện đối với cây Xoan Đào, đề tài rút ra một số nhận xét sau:

Xoan đào là loài cây bản địa, gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, có biên độ sinh thái rộng, gỗđang được thị trường rất ưu chuộng để làm gỗ xẻ và có giá trị cao; Trên thế giới các công trình nghiên cứu về cây Xoan đào chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào tên gọi, phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng. Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề phân bố, sinh thái của loài nhưng thông tin tản mạn và ít; Ở nước ta, Xoan đào được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1970. Các nghiên cứu tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bằng cây Xoan đào. Giai đoạn sau đó đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng Xoan đào được thực hiện. Nhìn chung số lượng mô hình khá đa dạng với nhiều phương thức kỹ thuật khác nhau. Việt Nam đã xây dựng được khoảng hơn 1.158 ha rừng trồng Xoan đào ở các vùng sinh thái ở các cấp tuổi khác nhau nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá lại về triển vọng của các mô hình này (tỷ lệ sống, sinh trưởng,

năng suất và biện pháp kỹ thuật phù hợp). Đây là một khoảng trống rất lớn cần phải giải quyết để hướng tới phát triển rừng trồng Xoan đào cho mục tiêu kinh doanh gỗ lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến nước ta.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài được thực hiện là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 30 - 32)