Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 36 - 80)

Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong nông lâm nghiệp với sự trợ giúp phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu.

- Chất lượng cây được xác định theo công thức

N% = x100 (2-1) Trong đó: N% là tỷ lệ % cây theo cấp chất lượng.

n là số cây theo cấp chất lượng N là tổng số cây điều tra

- Tỷ lệ sống được xác định theo công thức

TLS% = x100 (2-2) Trong đó: TLS% là tỷ lệ sống % của loài

n là số cây sống

N là tổng số cây điều tra

- Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm được xác định theo công thức:

a Ta

=

∆ (2-3) Trong đó: ∆ là lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của nhân tố điều

tra T sau a năm. Ta là lượng biến đổi được của nhân tốđiều tra T ở tuổi a.

N n

N n

- Hệ số biến động được xác định theo công thức:

X Sx

S00 = (2-4) Trong đó: S% là hệ số biến động của nhân tốđiều tra

Sx là sai tiêu chuẩn của nhân tốđiều tra

X là trung bình mẫu của nhân tốđiều tra - Trữ lượng rừng được xác định theo công thức:

M (m3/ha) = G*H*f*N (2.5) Trong đó:

M: Trữ lượng gỗ (m3/ha)

H: Chiều cao trung bình của lâm phần (m)

f: Hệ sốđộ thon của lâm phần (rừng trồng f lấy giá trị 0,5) G: Tiết diện ngang trung bình của lâm phần

N: Mật độ hiện tại của lâm phần

- Tỷ lệ cây bị sâu bệnh trong ô tiêu chuẩn được tính theo công thức sau: Potc = (2.6)

Trong đó:

Potc là tỷ lệ cây bị sâu bệnh trên ô tiêu chuẩn; n là số cây bị sâu bệnh trong ô tiêu chuẩn; N là tổng số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn;

Pkv = (2.7) Trong đó:

Pkv là tỷ lệ cây bị sâu bệnh trung bình cho khu vực điều tra; Potci là tỷ lệ bị bệnh bình quân trong ô tiêu chuẩn thứ i; N là tổng số ô tiêu chuẩn.

Cấp bệnh bình quân của một ô tiêu chuẩn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, sau đó tính bình quân cho toàn bộ khu vực điều tra với các công thức sau: 100 x N n N Potci n i  =1

Rotc = (2.8) Trong đó:

Rotccấp sâu bệnh bình quân trong ô tiêu chuẩn; ni là số cây bệnh ứng với cấp sâu bệnh i; vi là chỉ số của cấp bệnh i;

N là tổng số cây điều tra;

Rkv = (2.9) Trong đó:

Rkv cấp sâu bệnh bình quân của khu vực điều tra; Rotci là cấp sâu bệnh bình quân ở ô tiêu chuẩn thứ i; N là tổng số ô tiêu chuẩn điều tra;

Mức độ bị sâu bệnh dựa trên cấp bệnh bình quân: + 0 ≤ R < 1, cây bị bệnh rất nhẹ; + 1 ≤ R < 2, cây bị bệnh nhẹ; + 2 ≤ R < 3, cây bị bệnh trung bình; + 3 ≤ R ≤ 4, cây bị bệnh nặng. N vi ni i  = 4 1 . N Rotci n i  =1

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng kết các loại mô hình trồng rừng Xoan đào hiện có ở các tỉnh phía Bắc

Theo báo cáo của Tổng Cục Lâm nghiệp, đến 2015 cả nước ta có 1.158 ha rừng trồng Xoan đào. Tuy nhiên, kết quả điều tra thực tế của đề tài tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, diện tích rừng trồng Xoan đào hiện nay còn lại rất ít. Các mô hình hiện có chủ yếu là được xây dựng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ trước đây, rất ít các mô hình Xoan đào được các hộ gia đình trồng bằng nguồn vốn tự có. Nhiều địa phương hiện nay đang bị nhầm lẫn giữa loài cây Xoan đào với các loài cây khác là Xoan ta và Xoan nhừ, và gọi chung là cây Xoan đào.

Cho đến nay, ở nước ta chưa có các khảo nghiệm giống Xoan đào cũng như chưa có vườn giống phục vụ cho công tác trồng rừng Xoan đào. Các nghiên cứu về chọn giống Xoan đào hầu như chưa được quan tâm. Nghiên cứu chọn giống Xoan đào mới chỉđược thực hiện thông qua chọn lọc một số cây trội dự tuyển tại Văn Bàn Lào Cai thuộc đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xoan đào bản địa (Pygeum arboreum Endl.) phục vụ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Lào Cai” (Vũ Văn Định, 2016). Để phục vụ cho việc tạo cây con gây trồng rừng Xoan đào, một số tác giảđã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cho loài cây này. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm đã được áp dụng. Hầu hết các biện pháp lâm sinh được áp dụng là các biện pháp kỹ thuật truyền thống áp dụng trong trồng các loài cây rừng nói chung mà chưa có biện pháp kỹ thuật phù hợp cho trồng rừng Xoan đào. Điều này làm giảm chất lượng của các mô hình sau này.

Kết quả điều tra, khảo sát tại các tỉnh phía Bắc đến nay cho thấy, hiện nay trong thực tiễn sản xuất đang có các loại mô hình trồng rừng Xoan đào cung cấp gỗ lớn gồm:

- Mô hình trồng rừng thuần loài Xoan đào (bao gồm cả mô hình trồng trong các Vườn thực vật, Vườn quốc gia).

- Mô hình trồng rừng hỗn giao Xoan đào với các loài cây lâm nghiệp khác. - Mô hình làm giàu rừng bằng cây Xoan đào.

Do Xoan đào là loài cây bản địa, chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện lập địa còn tính chất đất rừng. Xuất phát từ cơ sởđó, hầu hết các mô hình trồng rừng Xoan đào đang có hiện nay đều được trồng trên các loại đất còn tính chất đất rừng và chủ yếu được trồng theo phương thức hỗn loài. Chi tiết về các loại mô hình trồng rừng Xoan đào hiện có ở các tỉnh phía Bắc được tổng hợp như trong bảng 3.1.

Kết quả khảo sát tại các tỉnh phía Bắc gồm Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn và Ninh Bình cho thấy, hiện đang có 15 mô hình trồng rừng Xoan đào được hình thành chủ yếu từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng diện tích của các mô hình này là 30,6 ha và được trồng theo nhiều phương thức khác nhau, mỗi phương thức lại có các phương pháp bố trí khác nhau và được phân thành 3 loại mô hình chính gồm thuần loài, hỗn loài và trồng làm giàu rừng. Tất cả các mô hình này đều được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn. Tóm tắt thông tin theo từng loại mô hình như sau:

- Mô hình trồng rừng thuần loài Xoan đào là loại mô hình ít được áp dụng trong thực tiễn, chỉ có 3/15 (18,8%) mô hình được điều tra là trồng thuần loài. Các mô hình này được trồng tại Văn Bàn - Lào Cai, Đoan Hùng - Phú Thọ và Vườn Quốc gia Cúc Phương. Mô hình tại Văn Bàn, Lào Cai trồng năm 2016 (2 tuổi) được trồng trên đất sau khai thác Keo tai tượng với mật độ 1.660 cây (3mx2m). Tại thời điểm điều tra, cây trồng trong mô hình đang sinh trưởng phát triển bình thường và có tỷ lệ sống cao. Mô hình trồng tại Đoan Hùng, Phú

Thọ được trồng trong Vườn thực vật của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Vùng Trung tâm Bắc Bộ, đến nay đã được 26 tuổi (trồng 1992) với số cây trồng ban đầu là 9 cây nhưng do không được chăm sóc nên bị cây tầng trên lấn át, đến năm 2018 chỉ còn lại 2 cây sống và có sinh trưởng, phát triển không tốt. Mô hình trồng tại VQG Cúc Phương được trồng vào năm 1991 (27 tuổi) trên diện tích là 1,1 ha với mật độ trồng là 625 cây/ha (4mx4m) hiện nay cây trồng trong mô hình này cũng đang sinh trưởng và phát triển tốt nhưng tỷ lệ sống của mô hình còn lại không cao.

- Các mô hình trồng rừng hỗn loài Xoan đào với các loài cây rừng khác được áp dụng phổ biến hơn trong thực tiễn với số mô hình hiện có là 11/15 mô hình (chiếm 73,3%). Các loài cây được sử dụng trồng hỗn loài với Xoan đào bao gồm các loài cây phù trợ là Keo lai và Keo tai tượng và các loài cây bản địa khác như Dẻ cau, Sồi phảng, Re gừng, Lim xanh, Xoan nhừ, Kháo vàng và Mỡ, trong đó Re gừng là loài cây được lựa chọn để trồng hỗn loài với Xoan đào trong nhiều mô hình. Các mô hình trồng hỗn loài được bố trí theo các phương thức khác nhau gồm hỗn loài theo cây trên hàng (trên mỗi hàng các loài cây được trồng xen kẽ nhau), hỗn loài theo hàng (mỗi hàng trồng 1 loài, các loài xen kẽ nhau) và hỗn loài theo giải (mỗi loài được trồng thành một dải, trên mỗi dải có từ 3 đến 5 hàng cây, các loài được trồng xen kẽ nhau). Trong các mô hình này, các loài được bố trí trồng hỗn loài theo tỷ lệ 1:1. Mật độ trồng của đa số các mô hình trồng hỗn loài này là 1.100 cây/ha (cự ly 3mx3m). Ngoài ra cũng có một số ít mô hình hỗn loài được trồng với mật độ 1.330 cây/ha (3mx2,5m) và 1.660 cây/ha (3mx2m).

- Mô hình làm giàu rừng bằng cây Xoan đào cũng đã được triển khai ở một số địa phương như Đoan Hùng, Phú Thọ và Hữu Lũng, Lạng Sơn thông qua triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tại thời điểm điều tra cho thấy, mô hình làm giàu rừng bằng cây Xoan đào ở Hữu Lũng, Lạng Sơn xây dựng vào năm 2006 đã không còn do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất

và chỉ còn lại duy nhất mô hình làm giàu rừng tự nhiên nghèo bằng cây Xoan đào thông qua việc mở các rạch rộng 6m tại Cầu Hai, Đoan Hùng, Phú Thọ được xây dựng vào năm 1999. Hiện cây trồng trong mô hình này vẫn đang sinh trưởng phát triển tốt nhưng tỷ lệ sống còn lại không cao.

(Xem ở bảng 3.1 phần phụ lục)

3.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào ở các tỉnh phía Bắc

Kết quả điều tra, đánh giá các mô hình trồng rừng Xoan đào ở các tỉnh phía Bắc cho thấy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng mô hình không có sự khác nhau lớn giữa các loại mô hình, điểm khác nhau rõ nhất giữa các loại mô hình là tiêu chuẩn cây con, phương thức và mật độ trồng. Đa số các mô hình này đều được xây dựng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ nên về cơ bản các biện pháp kỹ thuật như nguồn gốc cây giống, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng cũng tương tự nhau. Tổng hợp các biện pháp lâm sinh đã áp dụng để xây dựng các loại mô hình trồng rừng Xoan đào gồm mô hình trồng thuần loài, mô hình trồng hỗn loài và mô hình trồng làm giàu rừng được trình bày cụ thể như sau:

- Nguồn giống: Nhìn chung cả 3 loại mô hình này đều sử sụng nguồn giống Xoan đào hiện có tại địa phương để xây dựng mô hình. Giống được sử dụng trồng rừng trong mô hình là giống chưa qua khảo nghiệm và chưa được công nhận. Cây giống sử dụng trong trồng rừng được tạo từ hạt của các cây mẹ Xoan đào tại khu vực điều tra.

- Tiêu chuẩn cây con: Hạt sau khi thu từ các cây mẹđược gieo ươm trong vườn ươm khoảng 8-12 tháng rồi mang đi trồng rừng. Tiêu chuẩn cây con mang đi trồng rừng của các mô hình trồng thuần loài và hỗn loài ở các địa phương có các chỉ tiêu đường kính gốc từ 0,3-0,4cm và chiều cao tương ứng là 40-50cm. Với các mô hình trồng làm giàu rừng thì tiêu chuẩn cây con thường cao hơn, cây sau khi gieo ươm từ 12-15 tháng với các chỉ tiêu sinh trưởng vềđường kính gốc từ 0,5-0,7cm và chiều cao tương ứng là 60-70 cm sẽ mang đi trồng rừng.

- Chọn lập địa trồng: Do Xoan đào là cây bản địa có phân bố tự nhiên rộng rãi từ các tỉnh phía Bắc đến Tây Nguyên và sinh trưởng phát triển tốt trên các loại đất còn tính chất đất rừng nên Xoan đào có thể thích hợp trên nhiều loại lập địa khác nhau. Tất cả các mô hình trồng rừng Xoan đào ở các tỉnh được điều tra đều đã được trồng trên đất còn tính chất của đất rừng. Tuy nhiên, mức độ tốt, xấu của đất trong từng mô hình trồng rừng Xoan đào ở các địa phương có sự khác nhau. Với các mô hình trồng thuần loài và hỗn loài thì đất xây dựng mô hình trồng rừng Xoan đào ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái đều là đất sau khai thác rừng trồng các loài Leo lai, Keo tai tượng hoặc đất được cải tạo từ rừng tự nhiên nghèo kiệt nên có tầng dày và còn tốt. Với các mô hình trồng rừng thuần loài ởĐoan Hùng - Phú Thọ và Cúc Phương - Ninh Bình, Xoan đào được trồng thành các ô hoặc đám trong các khu vườn thực vật nên đất đai và các yếu tố lập địa khác cũng tương đối phù hợp với cây Xoan đào. Với mô hình làm giàu rừng tại Cầu Hai, Phú Thọ, cây Xoan đào được trồng theo rạch rộng 6m được mở ra trên đối tượng là rừng tự nhiên nghèo (rạch chừa rộng 20m), có độ tàn che tầng cây cao che bóng cho cây Xoan đào khi còn nhỏ và đất dưới tán rừng tự nhiên này có tầng dày, ẩm, giàu chất dinh dưỡng nên rất thích hợp cho cây Xoan đào sinh trưởng, phát triển.

- Làm đất: Kỹ thuật làm đất trồng rừng của các mô hình trồng Xoan đào hiện có ở các địa phương đều áp dụng phương pháp làm đất thủ công bằng cách đào hố với kích thước là 40x40x40cm. Với kích thước hố này và trên đối tượng đất còn tính chất đất rừng đã tạo điều kiện để cây Xoan đào sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu sau khi trồng.

- Bón phân: Kết quả điều tra tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, do các mô hình này được xây dựng từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ nên hầu hết các mô hình rừng trồng Xoan đào đều được bón phân trong quá trình xây dựng mô hình, bao gồm cả bón lót và bón thúc sau khi trồng. Phân bón được sử dụng là phân NPK tỷ lệ 5:10:3 loại đang được bán phổ biến trên thị trường. Liều lượng

bón lót từ 0,2-0,3kg/cây và mỗi năm bón thúc 1 lần vào đầu mùa sinh trưởng với lượng bón từ 0,2-0,3kg/cây trong 2-3 năm đầu sau khi trồng.

- Mật độ trồng: Tùy theo các loại mô hình khác nhau mà mật độ trồng Xoan đào ở các tỉnh có sự khác nhau rõ rệt. Với các mô hình trồng thuần loài trong các vườn thực vật, mật độ trồng Xoan đào từ 625 cây/ha (4mx4m) ở Cúc Phương, Ninh Bình đến 1.100 cây/ha (3mx3m) ở Cầu Hai, Phú Thọ. Riêng tại Văn Bàn, Lào Cai Xoan đào trồng thuần loài với mật độ cao hơn là 1.660 cây/ha (3mx2m). Với các mô hình trồng rừng hỗn loài, mật độ trồng có 3 loại, thấp nhất là 1.100 cây/ha (3mx3m), cao hơn là 1.330 cây/ha (3mx2,5m) và cao nhất là 1.660 cây/ha (3mx2m), trong đó đa số các mô hình đều được trồng với mật độ 1.100 cây/ha. Trong mô hình trồng hỗn loài này Xoan đào được trồng hỗn loài với các loài cây rừng theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là Xoan đào chỉ chiếm 50% số cây trong mô hình hỗn loài có hai loài cây, chiếm 33% trong mô hình hỗn loài có ba loài cây và chiếm 25% trong mô hình hỗn loài có 4 loài cây. Với mô hình trồng làm giàu rừng thì Xoan đào chỉ được trồng với mật độ 167 cây/ha (rạch chừa cách nhau 20m, trên rạch mở rộng 6m trồng 1 hàng, cây cách cây trên hàng 3m).

Tại thời điểm điều tra, đánh giá, mô hình trồng thuần loài ở Cúc Phương đã được 27 tuổi nên mặc dù được trồng với mật độ 625 cây/ha và tỷ lệ sống đã giảm đi nhưng cây trồng trong mô hình đã có hiện tượng giao tán. Tuy nhiên, mức độ giao tán của mô hình này không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây trồng. Với các mô hình trồng hỗn loài Xoan đào với các loài cây khác có mật độ trồng từ 1.100 cây/ha và từ 10 tuổi trở lên, cây trồng trong các mô hình này cũng đều đã đang bị giao tán, có sự cạnh tranh mạnh về không gian sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 36 - 80)