Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 35 - 36)

Tại mỗi tỉnh có rừng trồng Xoan đào, làm việc với Chi cục kiểm lâm, Trung tâm khuyến nông để có thông tin về rừng trồng Xoan đào ở từng địa phương. Thông tin thu thập bao gồm các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan đào như: Nguồn giống trồng rừng, tiêu chuẩn cây con, mật độ trồng, biện pháp làm đất, bón phân, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, tình hình sâu bệnh hại và năng suất. Trên cơ sở đó lựa chọn các rừng trồng Xoan đào điển hình để điều tra thu thập thông tin tại hiện trường.

Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời để thu thập số liệu đánh giá các rừng trồng Xoan đào. Với mỗi mô hình rừng trồng Xoan đào ở các địa phương lập 3 ô tiêu chuẩn đại diện (coi như 3 lặp), diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500 m2 (20mx25m) với các rừng trồng thuần loài và ô 1.000 m2 (30m x33m) với các rừng trồng hỗn giao 2 loài, 1.500 m2 với rừng trồng hỗn giao 3 loài và lập ô 2.000 m2 với rừng trồng hỗn giao 4 loài (đảm bảo dung lượng mẫu trong mỗi ô đạt từ 30 cây trở lên).

Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng (D, H, Dt) đồng thời hành quan sát trên toàn bộ thân cây của từng cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị sâu, bệnh hại ở các bộ phận lá, cành và thân cây (theo TCVN 8928: 2013). Đánh giá sâu bệnh hại từng cây Xoan đào trong các mô hình điều tra chỉ quan sát trực tiếp trên từng cây tại rừng trồng, không thu mẫu đánh giá sâu bệnh hại. Với các cây bị bệnh, tiến hành phân thành 5 cấp theo phương pháp đánh giá sâu bệnh hại của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, trong đó cấp 0 là cây khỏe (không bị bệnh); cấp 1 cây bị sâu, bệnh nhẹ; cấp 2 cây bị sâu bệnh trung bình; cấp 3 cây bị sâu, bệnh nặng; cấp 4 cây bị sâu, bệnh rất nặng. Tiêu chí phân chia mỗi cấp như sau:

• Cấp 1: tỷ lệ tán lá bị sâu, bệnh ≤ 25% hoặc tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤ 10%; • Cấp 2: 25% < tỷ lệ tán lá bị sâu, bệnh ≤50% hoặc 10% < tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤25%;

• Cấp 3: 50% < tỷ lệ tán lá bị sâu, bệnh ≤75% hoặc 25% < tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤50%;

Cấp 4: Trên 75% tán lá bị sâu, bệnh hoặc > 50% cành bị sâu, bệnh; Trên cơ sở tổng kết, đánh giá các mô hình rừng Xoan đào hiện có ở các địa phương đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để trồng rừng Xoan đào cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng xoan đào (pygeum arboreum endl ) ở các tỉnh phía bắc (Trang 35 - 36)