II. Lựa chọn đồ dùng tiết kiệm điện
3. Giả sử giá của 1 số điện là 1856 đồng và công suất định mức của một máy
điều hoà nhiệt độ là 750W. Nếu mỗi ngày sử dụng máy này liên tục 6 giờ thì tiền điện trong 1 tháng (30 ngày) của gia đình em là bao nhiêu? Nếu giảm thời gian sử dụng máy xuống còn 4 giờ mỗi ngày thì trong 1 tháng, gia đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁHình thức đánh Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
... ..
Ngày soạn: …./…/… Ngày dạy: …/…/…
BÀI 10: AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (1 TIẾT)I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể được một số nguyên nhân gây tai nạn điện;
- Trỉnh bày được một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
2. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận thức được các nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp an toàn khi sử dụng điện,
- Sử dụng công nghệ: sử dụng được các biện pháp an toàn điện vào các tình huống ở gia đình,
- Đánh giá công nghệ: đánh giá được mức độ an toàn của các đồ dùng, thiết bị điện.
b) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện đề giải quyết những vấn đề trong tình huống mới; - Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vẫn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: có ý thức quan tâm đến an toàn của các thành viên trong gia đình; - Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận đụng kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện vào đời sống hằng ngày,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Đối với giáo viên: 1. Đối với giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính - Tìm hiểu mục tiêu bài học;
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Tranh ảnh hoặc video clip ngăn vẻ các tình huống gặp tai nạn điện; + Tranh ảnh về các biện pháp an toàn điện.
- Đọc trước bài học trong SHS
- Tìm hiểu nhiệm vụ học tập và những yêu cầu chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCA. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG