Cùng với sự bật mầm, ra lá của hom lá sự hình thành đốt thân và làm tăng chiều cao cây. Khi lá hình thành, đầu tiên cuống lá bao toàn bộ phần thân phía ngọn sau đó cuống lá thu hẹp dần và phía trên lá hình thành một đốt mới. Điều này, có nghĩa cây bật mầm và ra lá sớm sẽ góp phần tăng chiều cao cây nhanh.
Số lá/cây tăng tỷ lệ thuận với thời gian sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của cây, theo đó số lượng đốt thân tăng. Đồng thời, chiều dài đốt cũng tỷ lệ thuận với quá trình sinh trưởng nên đây cũng là yếu tố góp phần tăng chiều cao cây.
Tốc độ, động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh khả năng hấp thu, sử dụng chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây. Cây hấp thu dinh dưỡng càng nhiều, tận dụng dinh dưỡng cho các hoạt động sống càng tốt thì khả năng tăng trưởng chiều cao càng mạnh.
Do đó, thúc đẩy quá trình bật mầm, ra lá sớm và tăng cường dinh dưỡng tốt cho cây là động lực giúp tăng chiều cao cây có hiệu quả.
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính Đơn vị: cm
Công thức (đốt/hom)
Chiều cao thân chính ngày sau giâm (cm)
45 60 75 90
5 đốt vùi 3 6,75a 17,93a 27,37a 41,20a
4 đốt vùi 3 4,07bc 12,57a 21,00a 30,60ab
4 đốt vùi 2 2,52c 11,47a 24,23a 29,53ab
3 đốt vùi 2 5,90ab 12,20a 18,80a 24,53b
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05.
Sau giâm 45 ngày, chiều cao cây dao động từ 2,52 - 6,75 cm. Trong đó, công thức 5 đốt vùi 3 có chiều cao cây cao nhất, không sai khác có ý nghĩa so với công thức 3 đốt vùi 2 nhưng có sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại.
Sau giâm 60 - 75 ngày, chiều cao cây giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, chiều cao cây công thức 4 đốt vùi 2 tăng nhanh nhất (12,76 cm) gần 2 lần so với công thức 3 đốt vùi 2.
43
Sau giâm 90 ngày, chiều cao thân chính ở công thức 5 đốt vùi 3 (41,20 cm) cao hơn hẳn có ý nghĩa so với công thức 3 đốt vùi 2 nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa với các công thức loại hom 4 đốt. Như vậy, so sánh chiều cao thân chính của các loại hom giâm khác nhau cho thấy các loại hom 4 đốt và 5 đốt có khuynh hướng tốt hơn loại hom 3 đốt.
Bảng 3.4. Số mầm và chiều dài trung bình của mầm hom tiêu sau giâm 120 ngày
Công thức (đốt/hom)
Số mầm (mầm/hom)
Chiều dài trung bình của mầm (cm)
5 đốt vùi 3 3,00a 66,28a
4 đốt vùi 3 1,33ab 77,67 a
4 đốt vùi 2 1,33ab 77,83a
3 đốt vùi 2 1,00b 101,33a
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05.
Sau 120 ngày giâm, số mầm/hom của công thức 5 đốt vùi 3 (3,00 mầm) cao hơn so với ba công thức còn lại, có sự sai khác ý nghĩa với công thức 3 đốt vùi 2 nhưng không sai khác với các công thức loại hom 4 đốt. Các hom tiêu 3 đốt chỉ có 1 mầm, chiều dài trung bình mầm rất tốt (101,33 cm) nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Như vậy, hom 5 đốt và 4 đốt có nhiều mầm nhưng chiều dài mầm vẫn tốt.