3. Ý nghĩa của đề tài
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tình hình công tác quản lý, thu gom và
xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2019;
Nội dung 3: Điều tra, đánh giá thực trạng nhận thức của nhà quản lý và
người dân về chất thải rắn sinh hoạt và công tác bảo vệ môi trường;
Nội dung 4: Dự báo và đề xuất giải pháp quản lý CTRSH cho huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới;
Nội dung 5: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để thực hiện đề tài này tôi đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lý luận của để tài. Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong đề tài rất đa dạng bao gồm: giáo trình, báo cáo, số liệu thống kê, các chính sách của nhà nước.
Ngoài ra, số liệu còn được thu thập qua thông tin các phòng ban chức năng thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. Các tài liệu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ. - Dân số, cơ sở hạ tầng, y tế - giáo dục của huyện Đồng Hỷ.
- Hiện trạng phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. - Các văn bản pháp luật, chính sách đang được áp dụng trên địa bản huyện.
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
Điều tra, phỏng vấn là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn một số hộ dân, người thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác quản lý CTRSH thông qua các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền người dân. Cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra được lập như sau:
+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân một số nội dung sau như lượng rác thải phát sinh; ước lượng thành phần và khối lượng của CTR sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân; Tổng số phiếu điều tra các hộ dân là 90 phiếu.
+ Lập phiếu điều tra người trực tiếp thu gom một số nội dung như cách thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của người dân trong việc đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 người trực tiếp thu gom rác; Tổng số phiếu điều tra người thu gom rác là 9 phiếu.
+ Lập phiếu điều tra người quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển CTRSH với một số nội dung sau: số lượng tổ thu gom, các tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết được thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã và thị trấn. Mỗi xã và thị trấn tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã hoặc thị trấn về công tác môi trường. Tổng số phiếu điều tra cán bộ là 3 phiếu.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng tổ dân phố hoặc xóm.
- Nội dung điều tra bao gồm:
+ Thông tin môi trường được biết đến.
+ Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn hiện nay.
+ Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương.
+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (Mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục)
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt:
* Phương pháp xác định khổi lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo
dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác của từng xã, thị trấn để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng
của các HTX môi trường. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
* Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại các xã, thị trấn:
- Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên 7 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ là công nhân, viên chức (40%); hộ kinh doanh, buôn bán, nghề khác (10%); hộ làm nông nghiệp (50%). Trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND xã, thị trấn về tỷ lệ nghề nghiệp của người dân trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ 2 túi màu khác nhau để phân loại rác ngay tại nguồn và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1 lần/ ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/ tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thô được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng xã, thị trấn.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác thải tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
+ Nếu xã nào thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
+ Nếu xã nào chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.
- Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nên thành phần là khá giống nhau. Đầu tiên tiến hành điều tra về số lượng cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: Lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học và UBND) và sau đó cân thí điểm rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể). Rồi
ước tính khối lượng rác thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
* Phương pháp xác định thành phần rác:
Căn cứ vào số lượng vị trí tập kết rác của huyện hiện có là 19 vị trí. Do đó, tiến hành điều tra, quan sát các vị trí tập kết này để biết được đặc điểm, cách thức bố trí, vận chuyển chất thải đến và đi của vị trí tập kết. Để xác định thành phần rác thải tôi lấy mẫu rác tại 3 vị trí mà theo đánh giá của huyện Đồng Hỷ là có khối lượng rác phát sinh là lớn nhất.
2.4.4. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai lai
Dự đoán lượng rác thải phát sinh và lượng rác được thu gom của huyện Đồng Hỷ đến năn 2025 dựa theo biến động dân số của huyện và lượng rác thải bình quân theo đầu người (tính theo tiêu chuẩn dự báo của Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự). Dân số của huyện đên năm 2025 sẽ được dự đoán theo công thức sau:
Trong đó:
Nt: Dân số dự báo sau t năm. N0: Dân số ở năm hiện trạng P: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên V: Tỷ lệ tăng dân số cơ học t: Số năm dự báo.
( P ± V = R ).
R: tỷ suất tăng dân số bình quân (dựa theo tỷ suất dân số bình quân trên cả nước để đưa ra tỷ suất tăng dân số bình quân của huyện Đồng Hỷ).
Dựa vào lượng rác thải tính theo bình quân trên đầu người ở thành thị và nông thôn (tính theo tiêu chuẩn dự báo của Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự). sẽ đưa ra được lượng rác thải phát sinh mà ta dự đoán.
2.4.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Số liệu thu thập từ các tài liệu thứ cấp, phiếu điều tra hộ được phân tích, tính toán bằng phần mềm Ms.exel, chuyển đổi các dữ liệu, số liệu sang dạng biểu đồ. 0 1 100 t t P V N N
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát sinh chất thải rắn. Nguyên ảnh hưởng đến phát sinh chất thải rắn.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở vùng trung du miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’ độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông.
Ranh giới hành chính trong huyện được phân chia theo các hướng chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. - Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Huyện có diện tích 427,73km2, dân số khoảng 89.515 người. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trại Cau, Sông Cầu; có 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lang.
Nhờ có vị trí địa lý liền kề với trung tâm TP.Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp và dịch vụ và giáo dục – đào tạo của cả vùng trung du miền núi nên huyện có điều kiện thuận lợi để: Thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển nguồn lao động chất lượng cao. Thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác thông qua quốc lộ 1B, quốc lộ 17, đường sắt...
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều
khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ
cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.
- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng
phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, đặc điểm địa hình của huyệ Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp (chè) và cây lâm nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn cho Huyện trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có lượng mưa khá phong phú, mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc. Vào mùa này, thời tiết khô hanh, lạnh, ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông - Nam. Thời gian này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
* Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:
+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 24,13 oC.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,5oC (tháng 06). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,6oC (tháng 01). Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở mức cao hơn trị số nhiệt độ TB nhiều năm.
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.
Tại khu vực có:
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí trong các năm: 80,8% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4): 83,2%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 75,1%
* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm: 153,2 mm. - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày.
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 333,6 mm (tháng 8). - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 30,4 mm (tháng 2).
* Tốc độ gió và hướng gió
Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa hình nên hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành hướng gió Đông Bắc hoặc hướng Bắc. Mùa hạ chủ yếu là hướng gió Đông - Nam hoặc hướng Nam.
* Nắng và bức xạ mặt trời
Nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 2 và tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ khoảng từ 83 - 88 giờ nắng. Sang tháng 4 trời ấm lên, tổng số giờ nắng lên tới 112 giờ.
3.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ