3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Qua điều tra thực địa cho thấy: Rác thải sinh hoạt của xã Hóa Thượng, xã Nam Hòa và Thị trấn Trại Cau được phát thải từ các nguồn chính sau:
Hình 3.2 Nguồn phát sinh rác thải tại xã Hóa Thượng, Nam Hòa và TT.Trại Cau
Tại xã Hóa Thượng.
Là một trong những xã ở đầu huyện Đồng Hỷ, thành lập từ rất lâu. Xã có diện tích 13,38km2, dân số trung bình tại Hóa Thượng tính đến năm 2019 là 11.220 nhân khẩu. Toàn xã có 3 trường học, 1 quân khu, 1 trụ sở UBND xã.
Tại Xã Nam Hòa
Tổng diện tích của xã là 24,78 km2, dân số trung binh tính đến năm 2019 là 10.081 nhân khẩu. Toàn xã có 1 trường học, 1 trụ sở UBND xã.
Tại thị trấn Trại Cau.
Là một trong hai thị trấn của Huyện Đồng Hỷ nhưng dân cư ở Trại Cau chủ yếu làm nông nghiệp, ngoài ra còn làm công nghiệp luyện kim, khai thác khoáng sản. Trên địa bàn có 16 khối dân cư, với 3.831 nhân khẩu. Có 1 trường tiểu học, 1 UBND thị trấn, 1 chợ.
3.2.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, dân số tăng nhanh thì lượng rác thải sinh hoạt nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn ngày càng tăng, đa dạng về thành phần và chủng loại. Cả Hóa Thượng, Nam Hòa và Trại Cau đều mang đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp nên thành phần rác thải sinh hoạt có tỷ lệ hữu cơ cao.
Bảng 3.2. thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ.
TT Thành phần Đặc tính rác Tỷ lệ (%)
1 Chất hữu cơ dễ phân hủy
Thực phẩm thừa, rau quả, sản phẩm phụ nông nghiệp, phân gia súc…
2 Chất hữu cơ khó phân hủy
Cao su, vải vụn, tóc, lông gia súc, gia cầm
2,34
3 Giấy Sách, báo, tạp chí, thùng bao bì bằng giấy…
3,5
4 Thủy tinh Chai, lọ, mảng vỡ thủy tinh. 1,42
5 Kim loại Hộp sữa, lon nước, đui bóng đèn 0,85
6 Nhựa Chai nhựa, bao nilon. 11,3
7 Các chất khác 5,31
Tổng cộng 100
(Nguồn: kết quả điều tra năm 2019)
Hình 3.3. Biểu đồ thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Đồng Hỷ.
Qua biểu đồ cho thấy rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất 75,28%, tiếp đến là nhựa chiếm 11,3%; các chất khác chiếm 5,31%; chất hữu cơ khó phân hủy chiếm 2,34%, giấy 3,5%, thủy tinh chiếm 1,42%; kim loại chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 0,85%.
Trong các thành phần trên thì chất hữu cơ dễ phân hủy đa phần là các thành phần có thể tái sử dụng làm thức ăn phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng do bản chất dễ bị các vi sinh vật phân hủy nên phát sinh ra mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, cần có biện pháp nhằm thu gom và xử lý một cách có hiệu quả nhất đem lại lợi ích kinh tế cho người dân kết hợp với công tác bảo vệ môi trường. Đối với các thành phần có tính chất gây nguy hại như pin, ắc quy… Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cần thiết phải thu gom riêng và xử lý theo quy định xử lý chất thải nguy hại.
Chất hữu cơ dễ bị phân hủy 75% Chất hữu cơ khó phân hủy 2% Giấy 4% Thủy tinh 2% Kim loại 1% Chất dẻo 11% Các chất khác 5%
THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
3.2.1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
Bảng 3.3. Lượng CTRSH phát sinh từ khu dân cư ở các xã
TT
Chỉ tiêu
Điểm điều tra X. Hóa Thượng Xã Nam Hòa TT.Trại Cau 1 Lượng rác thải bình quân
(kg/hộ/ngày) 3,6 3,2 3,6
2 Lượng rác thải bình quân
(kg/người/ngày) 0,9 0,8 0,9 3 Số nhân khẩu 11.220 10.081 3.881 4 Số hộ 3.208 2.599 1.274 5 Tổng lượng rác thải bình quân (kg/ngày) 11.548 8.316,8 4.586,4
(Nguồn: kết quả điều tra)
Qua khảo sát sơ bộ tại các cụm dân cư cho thấy mức độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các khu vực họp chợ, đặc biệt khu vực chợ thuộc thị trấn Trại Cau.
Tại các xã, lượng rác thải bình quân đầu người chênh lệch không quá nhiều do hầu hết các hộ dân đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp. Bên cạnh một lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, rác thải sinh hoạt còn phát sinh từ đường phố, trường học, bệnh viện, các chợ, cơ quan nhà nước. Chất thải chủ yếu ở các chợ là túi nilon, chai lọ, 1 phần thực phẩm bị hư hỏng... Các khu chợ là nơi phát sinh rác thải trong ngày nhiều nhất.
Trong tất cả các hộ kinh doanh, thì các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phát sinh chất thải nhiều nhất. Do phát sinh từ lượng khách đến ăn uống, giải trí tại đây.