3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ
3.2.2.1. Cơ cấu và tổ chức quản lý rác thải tại huyện Đồng Hỷ.
Hiện nay, phòng Tải nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, cùng với đó phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ môi trường Đồng Tâm phụ trách công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Hiện tại, phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện có 12 cán bộ, trong đó có 5 cán bộ phụ trách về môi trường, hiện cả 13 xã và 2 thị trấn trong huyện đều
có cán bộ phụ trách về môi trường. Các xã thành lập các tổ vệ sinh của xã, các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn của các hộ gia đình có nhu cầu thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Tổ vệ sinh các xã sẽ tập hợp lại tất cả các hộ đăng ký và tiến hành thu gom sau đó mang đến điểm tập kết đợi xe chở rác của HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm tới thu gom và đem đến điểm xử lý. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thể hiện theo sơ đồ sau:
Hình 3.4. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đồng Hỷ (Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ năm 2019). * Khái quát chung về các quy định:
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người dân thì lượng rác thải theo đó cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy để đảm bảo cho môi trường sống trong lành cho con người thì việc ban hành các quy định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. và góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững. UBND huyện (Chủ tịch huyện) Phòng tài nguyên - môi trường HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm UBND xã (Cán bộ môi trường)
Hợp tác xã môi trường Tổ vệ sinh môi trường
Hộ gia đình Cơ quan
công sở
Cơ sở sản xuất kinh doanh
* Trách nhiệm quản lý:
Trách nhiệm quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ được chia sẻ giữa các cơ quan và đơn vị khác nhau. Ở cấp độ thực thi, việc thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt được giao cho HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm, còn ở cấp độ quản lý trách nhiệm thuộc về UBND huyện Đồng Hỷ.
UBND huyện Đồng Hỷ.
- Có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt của huyện và có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về giám sát, theo dõi và quản lý nhà nước về chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng, tham mưu cho UBND về các quy định… liên quan đến chất thải.
Chịu trách nhiệm về chuyên môn, tuy nhiên theo nhận định của cá nhân cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường chưa thật sự chú trọng đến các vấn đề rác thải sinh hoạt và các ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khở con người. Công tác quản lý của các cán bộ này còn thiếu chặt chẽ, mặc dù toàn bộ khâu thu gom, vận chuyển đều do HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm đảm nhận, các cán bộ cũng nên theo dõi tần suất, thời gian thu gom để nhắc nhở đơn vị thu gom thực hiện đúng quy định.
UBND cấp xã.
- UBND các xã chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã, có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm tổ chức công tác thu phí dịch vụ thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình và các đối tượng khác theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các đội vệ sinh của xã thu gom chất thải rắn.
- HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm: đơn vị này có trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các điểm tập kết đến bãi chôn lấp, xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác thải.
3.2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có quy định về chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý phù hợp đối với các hoạt động BVMT nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, có thể kể đến một số văn bản như:
- Luật bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. - Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử lý và tiêu hủy 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế cơ quan chủ trì và triển khai thực hiện là Bộ TNMT.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 26/06/2019 về việc phê duyệt bổ sung quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn 2050. - Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.3. Thực trạng thu gom trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. * Hiện trạng hệ thống thu gom:
CTRSH từ các nguồn phát sinh khác nhau được lưu trữ trong các dạng thùng chứa khác nhau, CTRSH từ các hộ gia đình chủ yếu là dựng trong các túi nilon và đặt trước nhà đợi người đến thu gom đem đi.
Ở tại một số các cơ quan, nhà hàng,UBND, trường học, xung quanh khu vực chợ... thì sẽ có một số thùng rác được bố trí tại đó.
* Tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý chất CTRSH trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, tình trạng ô nhiễm do chất thải sinh hoạt trong khu dân cư và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi sản xuất nông nghiệp bước đầu được giảm thiểu. Tuy nhiên, công tác này trên địa bàn vẫn còn những hạn chế như: tình trạng xả rác bừa bãi ở những nơi công cộng, kênh mương nước thải sinh hoạt và trong chăn nuôi trong các khu dân cư…
* Thiết bị và phương tiện thu gom.
- Thiết bị và phương tiện thu gom của các xã, thị trấn rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 xe đẩy rác 400 lít. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
- Đối với các hộ dân theo kết quả phỏng vấn thấy được rằng, hầu hết các hộ gia đình đều đựng rác bằng túi nilon, một số đựng vào bao tải. Kết quả được thế hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ sử dụng dụng cụ đựng rác tại các hộ gia đình. STT Dụng cụ Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Bảo tải 8 8,8 2 Túi nilon 75 83,3 3 Thùng có nắp đậy 4 4,4 4 Khác (xô, chậu…) 3 3,3 Tổng 90 100
(Nguồn: kết quả điều tra)
Hầu hết các hộ dân đều sử dụng túi nilon hoặc bao bì cũ để đựng rác, các hộ có sử dụng thùng rác có nắp đậy có tỷ lệ thấp.
Hình 3.5. biểu đồ tỷ lệ sử dụng dụng cụ đựng rác của các hộ dân.
(Nguồn: Kết quả điều tra) * Hình thức, thời gian, chi phí và tần suất thu gom.
- Đối với công nhân thu gom
+ Hình thức thu gom tại nhà: Công nhân thu gom rác đến từng hộ dân, dọc các tuyến đường, khu dân cư,… và lấy rác từ các thùng hoặc túi rác của mỗi hộ dân đổ vào xe thu gom của mình. Hệ thống thu gom này mất khá nhiều thời gian. Hình thức thu gom tại nhà được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Hình 3.6. sơ đồ thu gom CTRSH.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
ba o tả i túi nilon thùng có nắp đậy khá c (xô, chậu)
CTR từ các hộ gia đình Xe thu gom rác tự đẩy Bãi tập kết rác tạm thời Xe ô tô vận chuyển Khu xử lý CTR tập trung
* Thời gian và tần suất thu gom.
Bảng 3.5. Tần suất thu gom rác thải sinh hoạt.
STT Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Hàng ngày 21 23,3
2 2-3 ngày 69 76,6
3 4-5 ngày 0 0
4 > 5 ngày 0 0
Tổng 90 100
(Nguồn: kết quả điều tra)
Qua bảng trên cho thấy tần suất thu gom hàng ngày vẫn chưa được thực hiện ở nhiều nơi, còn việc thu gom với tần suất ít hơn có tỷ lệ cao hơn. Điều đó cho thấy việc thu gom CTRSH trên địa bàn huyện diễn ra chưa được thường xuyên tuy nhiên việc thu gom với tần suất từ 2-3 ngày là khá phổ biến, điều đó có thể cho thấy rác thải vẫn đảm bảo được thu gom theo đúng quy định, hạn chế các ảnh hưởng xấu tới môi trường và cộng đồng dân cư.
Thời gian thu gom CTRSH ở các xã là khác nhau. Buổi sáng thu gom từ 5-6h30, buổi chiều từ 4-6h, tùy vào các mùa mà giờ có thể thay đổi.
Đối với HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm thì thời gian thu gom về bãi rác tập trung là không cố định trong ngày vì phải thu gom theo từng khu vực nên đơn vị có kế hoạch riêng.
Theo cán bộ HTX cho biết, theo hợp đồng với UBND huyện Đồng Hỷ thì cứ 1 tuần 1 lần đơn vị cho xe chở rác cùng đội công nhân thu gom đến các bãi tập kết trên địa bàn huyện để chở rác về bãi rác Phúc Thành.
* Chi phý cho hoạt động thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Bảng 3.6. Thống kê nguồn nhân lực, tần suất hoạt hoạt thu gom CTRSH tại các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
STT Tên xã, thị trấn Nguồn nhân lực (người) Tần suất (lần/ngày) 1 Thị trấn Sông Cầu 10 1 2 Thị trấn Trại Cau 16 1 3 Xã Văn Lang 16 1 4 Xã Tân Long 8 2 5 Xã Hòa Bình 6 2 6 Xã Quang Sơn 14 1
7 Xã Minh Lập 18 1 8 Xã Văn Hán 16 1 9 Xã Khe Mo 14 1 10 Xã Cây Thị 8 2 11 Xã Hóa Trung 12 1 11 Xã Hóa Thượng 16 1 13 Xã Hợp Tiến 10 1 14 Xã Tân Lợi 10 1 15 Xã Nam Hòa 18 1
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ)
Tiền công cụ thể phụ thuộc vào số hộ dân của từng xóm và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn xóm.
Hộ gia đình 10.000đ – 15.000đ
Doanh nghiệp sản xuất cói, bèo bồng 30.000đ/tháng Trường học(cấp I,II, mầm non) 20.000đ/ tháng
Hộ giết mổ lợn 15.000đ/tháng
Tiền phí vệ sinh này sẽ được các ông bà xóm trưởng thu, nộp về UBND xã để trả lương cho công nhân thu gom. Ngoài UBND xã còn trích tiền đóng bảo hiểm y tế cho mỗi công nhân thu gom. Mức thu nhập trung bình cho mỗi cán bộ công nhân thu gom sẽ từ 3.000.000 – 4.000.000 tùy vào mật độ dân số mỗi nơi và tần suất thu gom.
Đối với tiền phý thu gom, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân mà họ cho rằng tiền thu phí có hợp hay không hợp lý. Điều tra ý kiến hộ gia đình cho kết quả dưới đây:
Bảng 3.7. ý kiến hộ gia đình về mức thu phí vệ sinh môi trường.
Hạng mục Số phiếu Tỷ lệ (%)
Cao 0 0
Hợp lý 84 93,3
Thấp 6 6,7
Tổng 90 100
(Nguồn: kết quả điều tra)
Theo kết quả khảo sát phỏng vấn các hộ gia đình, thì có tới gần 7% cho rằng mức thu phí hiện nay là thấp, hầu hết các hộ này đều ở thị trấn và ở các xã
gần khu vực trung tâm huyện. Họ cho rằng với mức phí như thế thì tiền công trả cho các công nhân thu gom là không xứng đáng với công sức, họ cho rằng người công nhân làm việc tương đối vất vả, thường xuyên tiếp xúc với rác, mùi hôi… trong khi đó tiền lương lại không cao. Còn lại khoảng 90% cho rằng mức phý hiện tại là hợp lý. Từ đó ta có biểu đồ sau:
Hình 3.7 Đánh giá của người dân về mức thu phí thu gom rác thải trên địa bàn huyện.
(Nguồn: kết quả điều tra)
Như vậy, có thể thấy công tác thu gom vận chuyển rác thải vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định cần phải khắc phục.
Mức lương của công nhân thu gom tương đối thấp, với mức lương thu gom này công nhân thu gom cũng cảm thấy không hài lòng so với công sức mà họ bỏ ra, số lượng người không hài lòng chiếm khoảng 45% số người được hỏi
3.2.2.4. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
* Hiện trạng phân loại, tái chế và tái sử dụng.
- Phân loại tại nguồn:
Phân loại rác tại nguồn là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu khối lượng chất thải rắn đi vào bãi chôn lấp, tăng tuổi thị bãi chôn lấp, đồng thời điều này cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhất định khi tái sử dụng và tái chế các hợp phần có trong rác thải.
Qua kết quả điều tra về tình hình phân loại rác thì có đến 82% câu trả lời không phân loại rác tại nguồn trước khi mang đổ, vì họ cho rằng nếu khi họ phân loại thì công nhân thu gom cũng lại đổ lẫn lộn lên xe. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn chưa rõ đâu là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ. Số còn lại cho rằng việc phân loại rác là rất cần thiết.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 CAO HỢP LÝ THẤP
Như vậy, việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn huyện vẫn chưa được áp dụng, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định hay hướng dẫn người dân phải thực hiện phân loại rác tại gia đình. Điều này làm cho công tác ở huyện gặp nhiều khó khăn ở khâu xử lý.
- Tái chế, tái sử dụng.
Tái sử dụng là hình thức người dân áp dụng với những chất thải mà có khả năng sử dụng lại như rau, củ quả, thức ăn thừa được chuyển sang mục đích chăn nuôi cho lợn, gà… Đây là hình thức tái sử dụng mang tính tiết kiệm, không những thế mà còn có thể mang lại hiệu quả kinh tế. Tại các hộ dân hiện nay đang làm nghề giết mổ gia súc, các hộ gia đình chăn nuôi gia súc lớn đang có hình thức xây hầm biogas để tận dụng các chất thải từ chăn nuôi, từ việc giết mổ, chất thải hữu cơ dễ phân hủy. Tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện đều có người thu gom thức ăn thừa để về chăn nuôi gia súc. Các vật liệu kim loại, chai thủy tinh, chai nhựa, sẽ được người dân lưu trữ lại sau đó bán cho người thu mua phế liệu, trên địa bàn huyện có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu. Tại các cửa hàng sửa chữa ô tô xe máy, những bình ác quy, sắt thép được thu mua để tái chế. Tại các hộ làm bún, phở thì các dầu mỳ thừa trong sản xuất sẽ được thu gom lại sau đó được nấu cho lợn, trâu bò ăn. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những mang lại hiệu quả trong công tác BVMT mà còn mang lại một khoản tiền không nhỏ đối với các hộ gia đình ở nông thôn hiện nay.
- Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích: