Tình hình đời sống của các hộ dân sau thu hồi đất tại Khu dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 78)

- xã hộ i môi trường của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

3.3.4. Tình hình đời sống của các hộ dân sau thu hồi đất tại Khu dân cư

phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.

3.3.4.1. Mục đích sử dụng tiền đến bù của các hộ dân

Bảng 3.12: Mục đích sử dụng tiền đền bù các hộ dân sau khi thu hồi đất

ĐVT: Hộ, %

TT Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Đầu tư kinh doanh 13 18,57

2. Mua sắm tài sản 15 21,43

3. Xây dựng nhà ở 5 7,14

4. Trả nợ 7 10

5. Gửi ngân hàng 27 38,57

6. Đầu tư cho học nghề 3 4,29

Tổng 70 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

(Ghi chú: Điều tra 60 hộ nhưng số lượng tổng hợp là 70 vì nhiều hộ sử dụng tiền đền bù cho 2 đến 3 mục đích)

Tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất là một khoản tiền rất lớn đối với hộ. Số tiền này rất lớn so với thu nhập những năm trước khi chưa thu hồi đất. Nhận tiền đền bù đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên, hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc chi tiêu hay gửi tiết kiệm. Đa số người dân phỏng vấn họ đều trả lời sử dụng nguồn vốn đền bù đất khác nhau như: Đầu tư kinh doanh, cho con cái học hành, mua sắm tài sản và phần lớn là gửi tiền ngân hàng.

Số liệu điều tra cho thấy, số tiền người dân gửi vào ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (38,57%) vì tạm thời họ chưa chọn được hình thức đầu tư thích hợp nên gửi ngân hàng là biện pháp an toàn. Đối với một số hộ nông dân sinh kế của họ chủ yếu là nông nghiệp, khó có cơ hội tích góp số tiền lớn để đầu tư cho việc học và các khoản khác trong gia đình, vì vậy được bồi thường hỗ trợ một khoản tiền thì đây là cơ hội để các hộ có điều kiện để chi cho việc học nghề của con cái.

Đất nông nghiệp bị thu hồi, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm, nhưng sau khi nhận được khoản tiền đền bù số hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh để chuyển đổi nghề nghiệp không nhiều, có 13/60 hộ đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 18,57%.

Qua điều tra cũng như quan sát thực tế ở vùng nghiên cứu tôi nhận thấy rằng hầu hết người dân ở phường Thịnh Đán đều đã có nhà kiên cố từ trước, khi được bố trí đất tái định cư đa phần đều dùng tiền đền bù để xây dựng nhà mới. Hiện nay nhà tạm không có, so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp nhà cấp 2, cấp 3 xu hướng tăng, nhà cấp 4 giảm.

Ngoài ra, cũng từ số tiền được đền bù này có 7 hộ dùng để trả nợ, do thời gian trước chưa có điều kiện để trả.

3.3.4.2. Mua sắm vật dụng trong gia đình

Nhìn chung khi được nhận tiền đền bù, nhiều hộ mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Qua điều tra cho nhiều đồ dùng đã được người dân đầu tư mua sắm trước khi thu hồi đất như: Điện thoại, xe máy chiếm 100%, bếp ga chiếm 86,67%. Còn những vật dụng khác sau khi thu hồi đất mới có điều kiện mua như: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…Thực trạng cho thấy tài sản gia đình tăng lên đáng kể sau thu hồi đất, tuy nhiên không thể khẳng định mức sống người dân cải thiện tích cực do tác động thu hồi đất, nhưng người dân sử dụng khoản tiền bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận.

Bảng 3.13: Sự thay đổi vật dụng gia đình trong các hộ

Chỉ tiêu

Trước khi

thu hồi đất Sau khi thu hồi đất So sánh Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Máy giặt 35 58,33 58 96,67 13 21,67 Bếp gas 26 43,33 47 78,33 21 35 Điều hòa 2 3,33 10 16,67 8 13,33 Điện thoại 60 100 60 100 0 0 Xe máy 60 100 60 100 0 0 Tủ lạnh 31 51,67 43 71,67 12 20

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương

3.4.1. Sự thay đổi kết cấu hạ tầng tại địa phương

Hình 3.3: Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

Cơ sở hạ tầng của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội ở địa phương cũng như đời sống ở địa phương. Sau khi nghiên cứu cảm nhận người dân về sự thay đổi cơ sở hạ tầng có chiều hướng đi lên. Đây là điều đáng mừng khi Khu

dân cư số 10 được xây dựng đã làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng của phường Thịnh Đán ngày càng tốt hơn.

Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng của phường Thịnh Đán thông qua việc đánh giá của người dân được thể hiện tại bảng 3.14

Bảng 3.14: Sự thay đổi kết cấu hạ tầng ởđịa phương Chỉ tiêu Tốt hơn Không đổi Kém hơn Số lượng % Số lượng % Số lượng % Công trình điện 52 86,67 6 10,00 2 3,33 Hệ thống giao thông 100 100,00 0 0,00 0 0,00 Hệ thống nước sạch 56 93,33 4 6,67 0 0,00 Công trình thủy lợi 38 63,33 20 33,34 2 3,33 Hệ thống thông tin liên lạc 58 96,67 2 3,33 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Kết quả đánh giá trên cho thấy đa phần các hệ thống hạ tầng khu vực dự án Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán đều tốt hơn ngày trước. Tuy nhiên, có số ít ý kiến cho rằng một số hạng mục giảm sút. Cụ thể là có 3,33% ý kiến cho rằng công trình thoát nước chưa đáp ứng được cho việc thoát nước mặt khi trời mưa lớn. Đối với hệ thống giao thông 100% ý kiến cho rằng hệ thống giao thông đã được cải thiện tốt hơn với hệ thống đường nhựa quy hoạch rộng từ 15,5m - 19,5m - 20,5m - 36m. Hệ thống nước sạch cũng được nâng cấp, đảm bảo cho người dân sinh hoạt. Như vậy, trong tương lai một số hạng mục cơ sở hạ tầng cần được quan tâm để có thể phát triển sinh kế người dân tốt hơn.

3.4.2. Ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội

Khu dân cư số 10 có quy mô 12,099 ha, nằm trên địa bàn phường Thịnh Đán có vị trí gần với trung tâm của thành phố Thái Nguyên, nơi tập

trung nhiều cơ quan, đơn vị, trường học như bệnh viện A, trường cao đẳng Sưu phạm Thái Nguyên, trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên, bệnh viện Y học cổ truyển tỉnh Thái Nguyên...vv do vậy tình hình an ninh trật tự tại khu vực khá phức tạp

Qua điều tra các hộ, với 63,33% số phiếu thu được cho rằng tình hình an ninh trật tự tại phường Thịnh Đán nơi có dự án Khu dân cư số 10 tốt hơn, 26,67% cho rằng không có gì thay đổi so với trước đây, chỉ có 10% đánh giá là kém đi. Tuy nhiên, bằng những điều quan sát được trong thực tế cho thấy, tình hình an ninh trật tự tại địa bàn hiện nay chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Bộ mặt đô thị thay đổi, đời sống người dân, ý thức của người dân cũng dần được nâng cao.

Bảng 3.15: Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số hộ Tỷ lệ %

Tổng số hộ 60 100

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 38 63,33 2 An ninh trật tự xã hội không đổi 16 26,67 3 An ninh trật tự xã hội kém đi 6 10

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

3.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường

Một trong những tác động rất lớn của việc thu hồi đất nông nghiệp cho CNH - HĐH là tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt là đất và nước. Tình trạng thiếu quy hoạch trong xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng làm một diện tích lớn đất đai không thể canh tác được do hệ thống tưới tiêu bị phá vỡ. Thêm vào đó, do chênh lệch về cao độ giữa khu quy hoạch và khu dân cư hiện hữu đã dẫn đến tình trạng ngập cục bộ trong

khu dân cư khi mưa lớn kéo dài như khu vực trước cổng trụ sở Đảng ủy – HĐND – UBND phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.

Bảng 3.16: Đánh giá của các hộ về tác động của môi trường Chỉ tiêu Ảnh hưởng xấu Không ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Nguồn nước 18 30,00 42 70,00 0 0 Rác thải 13 21,67 47 78,33 0 0 Bụi 26 43,33 34 56,67 0 0 Mùi khó chịu 12 20,00 48 80,00 0 0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra cho thấy tình hình ô nhiễm nguồn nước, tình trạng rác thải....sau thu hồi đất tại khu vực cũng không đáng lo ngại, tuy nhiên có đến 26 số hộ phản ánh tình trạng bụi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt thời gian gần đây do các công trình đang trong giai đoạn thi công cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi là điều khó tránh khỏi. Do vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể hạn để chế ô nhiễm môi trường tại các khu vực xung quanh khu vực đang thi công công trình.

3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác BT, hỗ trợ GPMB cho địa phương trong thời cao hiệu quả của công tác BT, hỗ trợ GPMB cho địa phương trong thời gian tới.

3.5.1. Đánh giá chung kết quả công tác bồi thường GPMB của dự án

3.5.1.1. Những mặt đạt được

Trong quá trình bồi thường thực hiện dự án: Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên, Hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng thành phố, Ban quản lý Các dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố, trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố, các phòng, ban, ngành chuyên môn thành phố và ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng phường, UBND phường Thịnh Đán đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chính sách BT, HT, TĐC của UBND tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.

Công tác Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên đạt hiệu quả cao về tiến độ, bàn giao mặt bằng đầy đủ (diện tích 12.099 ha) cho chủ đầu tư.

Công tác bồi thường GPMB dự án đã hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất theo các quyết định của UBND thành phố Thái Nguyên.

Tất cả các phương án BT, HT, TĐC của các đợt đều được niêm yết công khai đến người có đất bị thu hồi để lấy ý kiến của người dân trước khi phê duyệt; sau khi phê duyệt đều được công khai quyết định và tổ chức chi trả tiền bồi thường theo quy định.

3.5.1.2. Những mặt chưa làm được

Các hộ dân đủ điều kiện được bố trí tái định cư tại chỗ nên việc thi công hạ tầng khu tái định cư được triển khai cùng lúc so với dự án nên gặp nhiều khó khăn về tiến độ bố trí tái định cư.

Một bộ phận nhỏ các hộ dân trong phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án còn hiện tượng tự ý cơi nới, xây dựng các công trình không phép, sai phép trên đất để đón bồi thường gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Tại thời điểm vẫn còn 01 hộ dân có đơn thư khiếu kiện đối với phần diện tích đất tăng thêm vào thửa đất công ích do UBND phường quản lý và 01 hộ đề nghị bồi thường đất ở đối với phần diện tích đất trồng cây lâu năm gia đình đã được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.5.1.3. Thuận lợi

- Sau khi nghiên cứu dự án ta thấy về cơ bản chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Trung ương, của Tỉnh đã đáp ứng được những vấn đề cần đặt ra trong công tác thu hồi đất phục vụ GPMB. Luôn đảm bảo quyền lợi tối đa cho các hộ dân bị thu hồi đất. Sau khi nhận tiền bồi thường đa số các hộ dân đều có cuộc sống tốt hơn cuộc sống trước khi bị thu hồi đất.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB để triển khai dự án luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy - UBND Tỉnh Thái Nguyên, Chính vì vậy, UBND phường Thịnh Đán xác định đây là dự án lớn có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển KT-XH của phường Thịnh Đán nói riêng và UBND thành phố nói chung nên đã tập chung cao công tác lãnh đạo chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ GPMB, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ GPMB đảm bảo người dân bị thu hồi đất luôn được hưởng các chính sách có lợi nhất về đơn giá bồi thường đất, tài sản trên đất, cây trồng, vật nuôi là thủy sản và có chính sách hỗ trợ bố trí tái định cư thỏa đáng nhất.

- Đến thời điểm hiện nay, khi dự án hoàn thành các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thỏa đáng, người dân vui vẻ, phấn khởi, nhiều hộ dân sau khi được bồi thường GPMB có tiền để thay đổi cuộc sống bằng cách

chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm phù hợp, đời sống được nâng cao, ổn định hơn.

- Có được sự thành công về công tác bồi thường GPMB của dự án như đã phân tích ở trên là do luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ UBND thành phố Thái Nguyên, phường Thịnh Đán và lãnh đạo cấp ủy chi bộ 04 tổ dân phố có đất nằm trong phạm vi GPMB dự án; luôn nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để mọi người cảm thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế xã hội địa phương. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán luôn đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo đúng tiến độ.

Qua việc đánh giá công tác thu hồi đất của dự án nhận thấy: Đây là một dự án lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của phường Thịnh Đán, thành phố với điểm nhấn của dự án là tổ hợp chung cư cao cấp Tecco Complex đang được đầu tư xây dựng. Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Đồng thời UBND tỉnh Thái Nguyên cùng UBND thành phố Thái Nguyên căn

cứ vào tình hình thực tế tại địa phương đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo mang tính then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn phường Thịnh Đán. Các văn bản được ban hành thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi đất phục vụ GPMB của Tỉnh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)