Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 89)

- xã hộ i môi trường của phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

3.5.2 xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường

thường GPMB cho địa phương trong thời gian tới

3.5.2.1. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách

- Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất để giá đất được ban hành hàng năm sát với giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Có những chính sách, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác BT&GPMB.

- Cần căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán nhu cầu đào tạo chuyển nghề, tư vấn hướng nghiệp sớm cho số lượng lao động có đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.

- Có chính sách tư vấn phương án sử dụng tiền bồi thường có kế hoạch cho người dân bị mất đất nông nghiệp tránh tình trạng sử dụng tiền bồi thường bừa bãi, không hợp lý.

- Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.

3.5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

- Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

- Cần có biện pháp quản lý quỹ đất chặt chẽ, các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho phải được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, tránh tình trạng chuyển đổi tự do làm công tác xác định điều kiện bồi thường trở nên phức tạp.

3.5.2.3. Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại

- Cấp lại diện tích đất mới để ổn định sản xuất.

- Thống kê thiệt hại để đền bù diện tích hoa màu theo quy định của bộ tài chính. Đối với người bị thu hồi đất thì vấn đề họ quan tâm nhất không phải là việc làm mà là tiền đền bù có thỏa đáng hay không. Đặc biệt đối với những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì điều này càng được quan tâm hơn do đất nông nghiệp là đất có chi phí đền bù khá thấp, trong khi muốn chuyển đổi ngành nghề mới thì cần một khoản chi phí cao hơn nhiều. Do đó vấn đề tiền đền bù thường gây ra bức xúc cho người dân.

- UBND tỉnh Thái Nguyên, thành phố cần kiểm tra, khảo sát vị trí đất đai cũng như tham khảo giá đất trên thị trường để từ đó đưa ra khung giá đất đền bù hợp lý.

- UBND phường chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết công khai bảng giá đất đến từng hộ nông dân trong diện thu hồi, qua đó cần tiếp thu ý kiến cũng như những thắc mắc của người dân liên quan đến việc đền bù. Đồng thời quá trình đền bù phải nhanh chóng, rõ ràng không để xảy ra tình trạng “treo” tiền đền bù của người dân.

- UBND phường cần tiếp cận những hộ dân có đất bị thu hồi đã nhận tiền đền bù nhằm hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù một cách chính đáng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tiêu xài hoang phí dẫn đến kết quả tiền thì hết mà việc làm thì chưa có.

- Đối với mỗi hộ gia đình khi có tiền đền bù cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý số tiền nhận được, nhằm tận dụng triệt để mục đích của tiền đền bù là hỗ trợ, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho người lao động.

3.5.2.4. Giải pháp tái đinh cư theo hướng ổn định đời sống

- Đối với các hộ gia đình sau thu hồi đất vẫn còn đủ diện tích đất ở đảm bảo việc cấp phép xây dựng sẽ xây dựng nhà mới tại vị trí đất của gia đình.

- Đối với các hộ gia đình đã thu hồi hết diện tích đất ở, đủ điều kiện tái định cư sẽ được ưu tiên lựa chọn vị trí đất tái định cư trong phạm vi dự án.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1 Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án Xây dựng khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có 219 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức bị thu hồi đất.

- Tổng diện tích đất đã thu hồi của Dự án là: 105.609,95 m2. Trong đó, đất nông nghiệp là 92.724,3 m2, đất phi nông nghiệp (đất ODT) là 12.885,65 m2.

- Tổng kinh phí bồi thường của Dự án là:193.110.888.652 đồng; trong đó: kinh phí bồi thường đất nông nghiệp là 69.918.888.100 đồng; đất ở là 65.479.171.000 đồng; kinh phí bồi thường cây cối hoa màu là 717.111.980 đồng và kinh phí bồi thường tài sản gắn liền với đất là 56.995.717.572 đồng.

- Tổng kinh phí hỗ trợ là 15.812.584.603 đồng, bao gồm: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ thuê nhà, hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp công ích và hỗ trợ ổn định đời sống.

1.2 Việc thu hồi đất để xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân tại phường Thịnh Đán, cụ thể: diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp giảm, có sự thay đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp; thu nhập tăng lên, có sự thay đổi về nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập, chất lượng đời sống được cải thiện ...

1.3 Dự án Xây dựng Khu dân cư số 10 phường Thịnh Đán đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương như: cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, hệ thống nước sạch...) được đánh giá tốt hơn. Môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị được thay đổi theo chiều hướng tích cực, là tiền đề để kêu gọi các nhà đầu tư vào địa phương trong thời gian tới.

1.4 Để công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại địa phương tới được tốt hơn và đảm bảo được tính bền vững đối với các hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện và giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại.

2. Kiến nghị:

Trong những năm qua, thành phố Thái Nguyên được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu tỉnh về thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư vào các khu đô thị, khu dân cư mới, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - XH trên địa bàn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, việc đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao…. Để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trong thời gian tới kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau:

- Đối với Thành ủy – HĐND - UBND thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, phường tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, không để tình trạng “kinh doanh” bồi thường xảy ra; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác bồi thường GPMB thực hiện các dự án.

- Đối với Chủ đầu tư: Cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và thi công hạ tầng các khu tái định cư phục vụ các dự án; kịp thời bố trí kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân.

- Đối với các phòng ban chức năng của thành phố và UBND các xã, phường: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch; kịp thời phát hiện và kiên quyết ngăn chặn tình trạng “kinh doanh” bồi thường; phối hợp chặt chẽ cung cấp kịp thời, chính xác các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng đất, thời điểm xây công trình... làm cơ sở để tính toán phương án bồi thường, hỗ trợ; vận động nhân dân bàn giao mặt bằng cho các dự án đảm bảo tiến độ đề ra...vv.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/TT - BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn Nghịđịnh 45/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định về tiền sử dụng đất.

2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 77/TT - BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính

hướng dẫn Nghịđịnh 46/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ

chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 14/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ

trợ tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơđịa chính.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

7. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành một số điều luật Đất đai 2013 (có hiệu lực từ

01/7/2014). 8. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất (có hiệu lực từ 01/7/2014). 9. Chính phủ (2014), Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực từ 01/7/2014). 10. Chính phủ (2014), Nghịđịnh 46/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ:

Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực từ 01/7/2014).

11. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

12. Chính phủ (2017), Nghị định 01/2017/NĐ - CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ,

Sửa đổi bổ xung một số nghịđịnh quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

13. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, (2006). Quản lý đất đai và Thị trường đất

đai, NXB Bản đồ, Hà Nội;

14. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp;

15. Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003;

16. Quốc Hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 17. Quốc Hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.

18. Nguyễn Công Tá (2001), Những nhân tố xác định giá đất trong việc giải quyết đền

bù thiệt hại khi giải toảđể thực hiện quy hoạch, Tạp chí Địa chính số 2/2001;

19. Trương Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số

nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002;

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180 ha.

21. UBND tỉnh Thái Nguyên (2014). Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014, về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

22. UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), Quyết định số: 20/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo Quyết định số: 31/2014/QĐ-

UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

23. UBND tỉnh Thái Nguyên (2014). Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014, về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

24. UBND tỉnh Thái Nguyên (2014). Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 năm 2014, về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến

25. UBND tỉnh Thái Nguyên (2016).Quyết định số: 61/2016/QĐ-UBND ngày 25/12/2016, về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn

liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

II. TÀI LIỆU TỪ INTERNET

26. Phương Thảo (2013), “Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thếgiới”, Tạp chí nội chính Trung ương ngày 11 tháng 9 năm 2013.

27. http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi-dat-cua-mot-so- quoc-gia-tren-the-gioi-292298/

28. Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (2010), Chính sách khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên (Trang 89)