Khối lượng thành thục sinh dục và tỉ lệ đực cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá ong bầu rhynchopelates oxyrhynchus (temminck schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại thừa thiên huế (Trang 59 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2. Khối lượng thành thục sinh dục và tỉ lệ đực cái

Theo Dương Thị Nga (2009), tuổi và khối lượng thành thục của cá tùy thuộc vào đặc tính sinh trưởng của từng loài khác nhau (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy)[4]. Khối lượng thành thục của cá Ong bầu thành thục bước vào giai đoạn IV được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Khối lượng thành thục sinh dục (g) và tỉ lệ đực cái

CT1 CT2 CT3

Đực Cái Đực Cái Đực Cái

n 1 2 2 4 3 5

Tỉ lệ thành thục (%)

5 10 10 20 15 25

𝑥̅ ± δ 57 ± 0 66 ± 2,82 59,5 ± 4,94 72,2 ± 7,93 58,6 ± 2,08 68,2 ± 5,76

Chú thích: n là số mẫu tìm được ở giai đoạn 4, Tổng số mẫu mỗi công thức là 20

𝑥̅ : giá trị trung bình, δ là độ lệch chuẩn.

Ở bảng 3.8, ta thấy khối lượng cá thành thục ở cả 3 CT khối lượng cá cái thành thục luôn lớn hơn cá đực, cá thành thục ở CT2 đạt cao nhất là 59,5 (g), tiếp theo là CT3 đạt 58,6 (g), và thấp nhất ở CT3 là 57 (g), trong khi đó khối lượng cá cái thành

0 1 1 1 2 3 2 3 4 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 CT1 CT2 CT3 Cấu trúc tuổi 2+ 3+ 4+

cá cái cho kết quả cao hơn so với cá đực điều này tương đồng với một số kết quả nghiên cứu về họ cá Ong như Ong căng, Ong bốn sọc, cá Nâu, cá rô biển...[18,8,4,12,15]. Qua kết quả về khối lượng thành thục giữa các CT có thể thấy khối lượng thành thục cao nhất ở CT2, tuy nhiên tỉ lệ thành thục lại chỉ đạt 30%, trong khi đó cá ở CT3 có khối lượng thành thục cao thứ 2 nhưng tỉ lệ thành thục lại đạt hiệu quả cao nhất đạt 40%, điều này có thể giải thích việc cá sử dụng thức ăn công nghiệp đã có tác động đến khả năng thành thục của cá hay khẩu phần ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn bổ sung đã có tác động đến khả năng thành thục của cá ở nghiệm thức này, qua đó làm giảm khối lượng thành thục, giảm thời gian nuôi, giảm chi phí nuôi, đẩy nhanh hiệu quả thành thục.

Tỷ lệ đực, cái là một trong những đặc tính sinh học của đàn cá đẻ. Theo lý thuyết tỷ lệ đực : cái thường là 1 : 1. Nhưng trên thực tế tỷ lệ đực : cái của bầy đàn cá trong tự nhiên luôn có sự thay đổi và thay đổi một cách có quy luật dẫn đến sự chênh lệch giữa cá thể đực và cái trong quần đàn[4]. Kết quả phân tích tỉ lệ cá thành thục ở giai đoạn IV trong quá trình kiểm tra ở các CT ghi nhận kết quả lần lượt CT1 đạt tỉ lệ 0,5 : 1, CT2 đạt 0,5: 1, CT3 đạt 0,6 : 1. Qua kết quả có thể thấy tỉ lệ đực cái ở CT1 và CT2 có sự biến động, hệ số biến động thấp nhất ở CT3, việc tỉ lệ đực cái có hệ số biến động quá lớn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản khi tỉ lệ đực cái quá chênh lệch, dẫn đến số lượng cá bố mẹ không đồng đều. Qua 3CT có thể thấy việc sử dụng thức ăn công nghiệp làm giảm hệ số biến động tỉ lệ đực cái, qua đó đảm bảo chất lượng cá tham gia sinh sản. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ đực cái tương đồng với kết quả về tỉ lệ đực cái của cá Ong Căng, Ong bốn sọc, cá Nâu, cá rô biển [18,8,4,12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá ong bầu rhynchopelates oxyrhynchus (temminck schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại thừa thiên huế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)