2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1.5. Những quy định về tái định cư, hỗ trợ tái định cư khi Nhàn ước thu
(Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND).
- Khi Nhà nước thu hồi đất, người có đất ở thu hồi phải di chuyển chỗ ở thì
được bố trí đất ở, nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đất
đai, Nghịđịnh số 47/2014/NĐ-CP và Bản quy định này.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗở mà tự lo đất ở (không nhận đất ở tái định cư) thì được hỗ trợ một khoản tiền trừ
trường hợp đó nhận tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại Điều 19 bản quy định này thì thực hiện như sau:
+ Các xã, phường thuộc thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên là: 50 triệu
đồng/hộ;
+ Thị trấn Tam Đảo 60 triệu đồng/hộ; + Vùng còn lại là: 40 triệu đồng/ hộ. - Hỗ trợ tự lo chỗở:
+ Người bị thu hồi đất ở thuộc diện tái định cư, phải di chuyển chỗ ở được hỗ trợ tự lo chỗở trong 06 tháng, mỗi tháng 2.000.000 đồng/hộ;
+ Trường hợp tái định cư tại chỗ nhưng phải tháo dỡ toàn bộ nhà ở chính thì
được hỗ trợ tiền thuê nhà ở hoặc làm nhà tạm trong 06 tháng, mỗi tháng 2.000.000
đồng/hộ;
+ Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì
được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bản quy
định này.
* Suất tái định cư tối thiểu đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cưở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗở:
Suất tái định cư tối thiểu đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cưở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗở trên địa bàn tỉnh là 50m2 đất.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng
đất ở tại nơi bố trí tái định cư.
1.1.5.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và những năm tiếp theo
- Phát triển toàn diện, lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc phải đặt trong quan hệ tổng thể
- Phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc với bước đi hợp lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa vào giai đoạn đến năm 2020, đồng thời từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế có cơ cấu hiệu quả và bền vững vào những năm 2020 và những năm tiếp theo. Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở
chú trọng khai thác thị trường trong nước nâng cao nội lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế cũng như ngay chính trên thị trường trong nước.
- Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Chú ý phát triển khu vực nông thôn, khu vực kém phát triển, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội.
- Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.5.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.
* Các mục tiêu phát triển cụ thể:
- Các mục tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai
đoạn 2011-2020 đạt 14-15%/năm, trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 14,0-15,0%; Giai
đoạn 2016 - 2020: 14,0-14,5%. Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.
GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 6.500-7.000 USD. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.
Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷđồng.
- Các mục tiêu về xã hội:
+ Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thểđảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020.
+ Giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm cho khoảng 100 - 115 nghìn lao
động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20-21 nghìn lao động); giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho khoảng 120 - 125 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 24 - 25 nghìn lao động).
+ 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15% tốc độ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm.
+ Đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn hiện nay;