Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.3. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc

* Kết quả thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sau hơn 02 năm triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 (từ ngày 01/7/2014 đến tháng 12 năm 2016) gồm:

- Tổng diện tích đất đã thu hồi: 746,5262 ha, trong đó:

+ Diện tích đất thu hồi phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh: 154,6132 ha

+ Diện tích đất thu hồi theo quy hoạch để đấu giá quyền sử dụng đất: 109,077 ha.

+ Diện tích đất thu hồi để giao cho chủđầu tư thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội: 482,836 ha.

- Tổng diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng: 730,7128 ha, trong đó: + Diện tích đất ở: 0,7208 ha

+ Diện tích đất nông nghiệp: 684,087 ha + Diện tích đất phi nông nghiệp: 45,7248 ha + Diện tích đất chưa sử dụng: 0,18 ha

- Số hộ bịảnh hưởng bởi việc thu hồi đất: 8773 hộ

- Tổng số tiền đã chi trả bồi thường, hỗ trợ: 1007,042 tỷđồng - Tổng diện tích đất tái định cư: 19.623,2 m2

- Việc xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: trình tự

thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đơn vị thực hiện việc xác định giá đất gồm có: Các đơn vị tư vấn định giá đất và UBND huyện, thị.

- Số lượng các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh (từ ngày 01/7/2014 đến tháng 12 năm 2016): 448 dự án

+ Số lượng dự án bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng: 393 dự án

+ Số lượng dự án chậm tiến độ bàn giao mặt bằng: 55 dự án do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, một số dự án chưa dứt điểm, có dự án kéo dài gây khó khăn cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng cơ bản.

* Sơ lược công tác GPMB trên địa bàn tỉnh vĩnh Phúc.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa

được giải quyết triệt để như: Hạ tầng khu dân cư nhà máy cơ khí, đất dịch vụ xã

Định Trung, xã Thanh Trù, phường Tích Sơn; dự án cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành - Lam Sơn, một số dự án kè; dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên,… Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình

đúng tiến độ quy định.

* Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:

+ Năm 2014-2016, chính sách bồi thường GPMB có nhiều thay đổi, các văn bản hướng dẫn theo Luật năm 2013 ban hành còn chậm kể cả từ Trung ương đến địa phương, một số nội dung chưa rõ ràng, chưa mang tính đồng nhất, khó thực hiện;

+ Cơ chế chính sách hiện nay tạo ra sự chênh lệch giá bồi thường GPMB, dẫn đến việc người dân có sự so bì, không nhận tiền, không bàn giao đất đó là các dự án Nhà nước, dư âm của các dự án thỏa thuận, các dự án thu hồi nhưng giao cho Doanh nghiệp thực hiện (các khu đô thị, các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ thêm ngoài giá bồi thường theo qui định của Nhà nước);

+ Nhận thức và ý thức của một số bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường GPMB chưa cao, cố tình không chấp hành việc thu hồi đất, không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất và thắc

mắc, kiến nghị vượt quá quy định, không thể giải quyết được dẫn đến dự án thực hiện kéo dài;

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Chính quyền ở một số đơn vị xã, phường thực hiện chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc xây dựng kế

hoạch, đề ra biện pháp, bố trí cán bộ có đủ năng lực tham gia triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB;

+ Trách nhiệm, năng lực của một sốđồng chí cán bộ tham gia quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB chưa cao.

+ Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn còn chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất, dẫn đến xử lý công việc còn lúng túng, chưa thông suốt. Trách nhiệm của một số phòng, ban, đơn vị còn chưa cao, còn đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến dự án chậm.

+ Công tác quản lý đất đai, quản lý sử dụng đất chưa được chặt chẽ, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích được giao...gây nên nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

- Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý về đất đai thực hiện đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc đang kiến nghị sửa đổi bổ sung một sốđiều Luật Đất

đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế, tháo gỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)