Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 38)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3.2. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong nước

1.3.2.1. Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Cao Bằng

Thực hiện Luật Đất đai và các Văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 quy định về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quyết định số

41/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, trưng dụng đất, giao đất cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđược quan tâm chỉ đạo thực hiện, việc áp dụng chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo các quy định ban hành, các chính sách của tỉnh được cụ thể hóa cơ bản tương đối phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cùng với những điểm mới trong chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđã nhận được sự ủng hộ của người dân, do vậy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.

Giai đoạn 2015 - 2020, Trung tâm Phát triển quỹđất và GPMB Thành phố phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường tham mưu UBND Thành phố thực hiện GPMB 25 dự án với số diện tích đăng ký GPMB là 237,63 ha, tuy nhiên các dự án quy mô thu hồi đất lớn đều chưa có quỹđất tái định cư trước khi thực hiện, số

diện tích đủđiều kiện thực hiện GPMB là 217,99 ha. Đến hết năm 2019, Thành phốđã hoàn thành dứt điểm công tác GPMB 143,23 ha, đạt 65,70%. Năm 2020, số diện tích

đăng ký đủđiều kiện thực hiện GPMB 50,55 ha, tính đến hết ngày 30/4/2020 hoàn thành GPMB được 0,72 ha ( Sở Tài nguyên & Môi trường Cao Bằng, 2019).

1.3.2.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Từ thực tế và những bài học giải phóng mặt bằng ở những địa phương đi trước trong lĩnh vực đầu tư, để khắc phục những hạn chế trong công tác GPMB, thị

xã Phú Thọđã đưa ra những giải pháp triển khai công tác giải phóng mặt bằng khá hiệu quả. Công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu. Thông qua các hội nghị sinh hoạt hành chính, qua các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là qua các kỳ

tiếp xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với cử tri, nhân dân đã nhận thức

được tương lai phát triển của thị xã, từ đó tự giác chấp nhận một số thiệt thòi, tích cực thực hiện chủ trương giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình.

Giao thông luôn phải đi trước một bước để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu các dự án giao thông chậm tiến độ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến không chỉ

thị xã mà ảnh hưởng đến cả các tỉnh phía Tây Bắc. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, thị

xã Phú Thọ đã và đang là một địa phương thực hiện quyết liệt trong công tác GPMB và đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Đến nay, thị xã Phú Thọ đã vận động và đền bù thiệt hại đất đai, tài sản, hoa màu... cho gần 2000 hộ dân với diện tích đất đã bàn giao 126 ha cho 20 dự án của Trung ương, của tỉnh và thị xã đầu tư trên địa bàn. Tổng số kinh phí đã bồi thường hỗ

trợ là: 180 tỷđồng, diện tích đất tái định cư đã cấp trên 20ha. Các dự án đang được

đẩy nhanh tiến độ thi công như: Cầu Ngọc Tháp; đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai;

đường Hồ Chí Minh; đường điện 500kv Sơn La - Hiệp Hòa đã xong mặt bằng. Trên

địa bàn cũng đang triển khai 21 công trình dự án khác, trong đó có các dự án trọng

điểm của thị xã như: Dự án đường trục chính nối trung tâm thị xã với quốc lộ 2 và hạ

tầng kỹ thuật khu dân cư ven đường đã xong mặt bằng.

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng ở Thị xã Phú Thọ, còn có những trở

ngại và khó khăn riêng như: cơ chế, chính sách về thu hồi đất, đền bù, GPMB còn thiếu đồng bộ và chưa hợp lý, lại có sự thay đổi thường xuyên nên quá trình vận dụng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng gặp nhiều khó khăn. Một số

cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB ở thị xã và cơ

sở còn hạn chế về năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong sử lý các tình huống, có lúc chưa nhiệt tình với công việc, chất lượng công việc làm kém phải

điều chỉnh sửa đi làm lại nhiều lần sẽ gây những nghi kỵ, thắc mắc trong nhân dân dễ dẫn đến những hiểu lầm và gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Sự

phối hợp giữa một số chủ đầu tư với thị xã có lúc còn thiếu chặt chẽ. Một số chủ đầu tư chưa chủđộng xây dựng kế hoạch triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư, GPMB thực hiện dự án. Công tác tuyên truyền, vận động đôi lúc chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Cá biệt còn có một số hộ dân trong phạm vi thu hồi đất tại một số dự án ý thức chấp hành pháp luật thấp, cố tình cản trở việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, GPMB...

Từ thực tiễn đã và đang làm, kinh nghiệm trong công tác đền bù, GPMB các dự án trên địa bàn Thị xã Phú Thọ đã được rút ra, trước hết là phải được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, không vì sơ suất hay vội vã đuổi theo tiến độ

mà để người dân thiệt thòi và ngược lại. Điều này cũng thể hiện ý thức trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ làm công tác kiểm kê, đền bù- GPMB. Để các dự án đầu tư vào địa bàn tiến hành được đúng trình tự, đảm bảo GPMB nhanh, gọn, phục vụ thi công các công trình, trước hết địa phương phải tạo được sựđồng thuận trong nhân dân. Thứđến, phải kéo được các ngành, cơ quan, đơn vị cùng vào cuộc. Ngoài ra, chủđầu tư cũng phải biết chia sẻ lợi ích của mình với người dân có đất bị

thu hồi...( Sở Tài nguyên & Môi trường Phú Thọ, 2020).

1.3.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Đồng Nai

Nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số

53/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014, trong đó quy trách nhiệm, thời gian giải quyết các khâu công việc, từ thông báo thu hồi đất, kiểm kê, xác nhận nguồn gốc

đất, lập, phê duyệt phương án bồi thường cho đến công đoạn chi trả, giải phóng mặt bằng.

Mặt khác, để xác định trách nhiệm, việc phối hợp và thời gian thực hiện của công tác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích phục vụ

công tác bồi thường, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số

04/2016/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm phối hợp xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường

Đồng Nai phối hợp với các Sở, ngành, địa phương để xây dựng quy chế phối hợp thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai.

Căn cứ Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai…, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành một số Quyết định mới, nhằm kịp thời sửa đổi các quy định của Đồng Nai cho phù hợp với Luật Đất

đai để phục vụ tốt hơn cho công tác bồi thường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự

án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cùng với đó, việc triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn, Thông tư của các Bộ, ngành; việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về cải cách thủ tục hành chính, về kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai thực hiện kịp thời, đầy đủ,

đồng bộ, đúng quy định.

Kết quả thực hiện: Qua kết quả thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (công trình cần thu hồi đất đã và đang thực hiện từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/7/2016) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, tổng số dự án thu hồi đất đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là 104 dự án với diện tích 214,64ha, gồm 05 nhóm dự án.

Trong đó, dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ

công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng (theo điểm c, khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013) là 22 dự án, diện tích thu hồi đất 116,50ha.

Bên cạnh đó, tổng số lượng các dự án thu hồi đất đã có quyết định thu hồi đất và đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 220 dự án với tổng diện tích 547,34ha, gồm 04 nhóm dự án. Trong đó, dự án theo điểm d, khoản 3, Điều 62 Luật đất đai năm 2013 là 09 dự án, diện tích thu hồi

đất là 230,48ha.

Ngoài ra, tổng số dự án thu hồi đất đã có thông báo thu hồi đất, chuẩn bị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là 193 dự án với tổng diện tích 3.776,12ha. Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã bố trí tái định cư cho 2.034 trường hợp với tổng diện tích 377.629 m2. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cũng đã tổ

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai nhận định, mặc dù các Sở, ngành và địa phương đã rất nỗ lực triển khai thực hiện, song tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn chậm, chưa đáp

ứng được yêu cầu về thời gian giải quyết từng công đoạn và tiến độ bàn giao mặt bằng của các dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai quy định.

Nguyên nhân là do khi áp dụng Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai để triển khai thực hiện vào thực tiễn tại tỉnh

Đồng Nai thì phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Việc này đã được UBND tỉnh

Đồng Nai góp ý để điều chỉnh, bổ sung vào Nghị định điều chỉnh, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai...(Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)