Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 46 - 48)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng

xut nông nghip huyn Kim Sơn

3.1.3.1 Thuận lợi

- Huyện Kim Sơn có tiềm năng về đất đai, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng hàng năm cho năng suất cao. Hiện nay, diện tích tự nhiên của huyện đang không ngừng mở rộng.

- Nằm giữa lưu vực của sông Đáy và sông Càn nên có thuận lợi lớn trong các hoạt động phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy.

- Có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với tuyến quốc lộ 10, tỉnh lộ 480, 480E, 480Đ, 481,... chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị và thu hút đầu tư.

- Tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây tương đối cao và khá ổn định. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo hướng tích cực, bước đầu hình thành một số sản phẩm mũ nhọn có giá trị kinh tế cao và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện.

- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình Quốc gia về phát triển văn hóa - xã hội thực hiện đạt kết quả tích cực như: xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, ..., xây dựng nếp sống văn hóa mới.

- Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư mạnh (đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi và điện) phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Công nghiệp đang phát triển tuy còn nhỏ bé, song một số dự án công nghiệp lớn như cụm công nghiệp Đồng Hướng,... được hình thành đã bước đầu thu hút các

nhà đầt tư sản xuất, kinh doanh và các điểm công nghiệp nhỏ ở các xã, thị trấn đã hình thành, đang được chú trọng.

- Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.2 Khó khăn

- Địa hình huyện Kim Sơn là vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, nơi đón nhận của một số cửa sông như; sông Càn, sông Đáy với cửa thoát lũ của sông Đáy, mặt khác sông Đáy cũng là sông phân lũ của sông Hồng đã tạo nên một chế độ thủy văn phức tạp có nhiều biến động với cường độ lớn.

- Là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng từ thiên tai, lũ lụt, hạn hán, rét đậm và sương muối, sương giá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống. Đặc biệt là các xã vùng ven biển, sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi có bão xảy ra. Bên cạnh đó đất đai của các xã này cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiễm mặn từ nguồn nước biển xâm nhập sẽ làm thay đổi tính chất đất, gây khó khăn cho công tác sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

- Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai trong những năm qua chưa được quản lý chặt chẽ, mức độ khai thác còn chưa tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, nên chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với tiềm năng đất đai và chưa đảm bảo được quá trình phát triển bền vững.

- Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên lại có điểm yếu là địa hình bị chia cắt bởi rất nhiều sông, lạch. Sự chia cắt này làm hạn thế việc giao lưu giữa các vùng trong huyện. Xây dựng và phát triển giao thông đường bộ phải đầu tư xây dựng qua nhiều sông, đỏi hỏi vốn lớn, công việc đầu tư khó khăn.

- Nhìn chung, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Kim Sơn luôn có sự biến động, điều này đã và đang gây nhiều áp lực đến quỹ đất của địa phương. Do đó, cần đẩy mạnh lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để phân bố quỹ đất kịp thời cho tất cả các ngành trên địa bàn huyện, đáp ứng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 46 - 48)