Giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 74)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.4.2 Giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao đất

bàn huyn Kim Sơn.

Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Những phương thức sử dụng đất không hợp lý cùng với quá trình thổ nhưỡng do tác động của địa chất đã làm cho đất đai thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,... Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công này chỉ có được do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Muốn lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả các giải pháp, phương thức sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và bồi duỡng đất xem đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn như sau:

* Tại tiểu vùng 1: Tăng cường hỗ trợ các hộ nông dân về giống và kỹ thuật trồng cây Đinh lăng, Chuối tiêu. Đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tại vùng nhưng đây là giống cây mới tại vùng nên người dân chưa có kinh nghiệm trồng, vì vậy các hộ gia điình chưa giám chuyển đổi từ cây truyền thồng sang các loại cây này.

* Tiểu vùng 2:

- Tăng cường hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao trong sản xuất vì đây là địa bàn trong điểm về lương thực của huyện.

- Tăng cường hỗ trợ các hộ nông dân về giống và kỹ thuật trồng cây Thanh Long và Bưởi. Đây là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tại vùng nhưng đây là giống cây mới tại vùng nên người dân chưa có kinh nghiệm trồng. * Tiểu vùng 3: Mạnh dạn cho các hộ dân chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản, đây là hai hướng huyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Kim Sơn là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 28 km. Hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện: có quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía Bắc. Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong tương lai Kim Sơn sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển của tỉnh Ninh Bình.

Đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 9564.11 ha chiếm 44.34 % so với tổng diện tích tự nhiên. Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện cho ta thấy: Có 8 LUT đó là 2 Lúa –1 Màu, 2 lúa, lúa – màu, lúa – cá, Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm,Cây CN lâu năm, Cây ăn quả tập trung vào các cây: lúa, ngô, lạc, đỗ tương, rau, dưa hấu, thanh long, bưởi, chuối tiêu.

Tiu vùng 1: Có 6 LUT với 11 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT Cây CN lâu năm có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Mặc dù là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhưng được người dân trồng ít vì chưa có kinh nghiệm và nhiều thửa đất đai không phù hợp. LUT 2 Lúa - màu có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở mức độ trung bình, đây là LUT phổ biến của tiểu vùng này.

Tiu vùng 2: Có 6 LUT với 12 kiểu sử dụng đất. Phổ biến nhất vẫn là LUT 2 lúa – 1 màu do đây là vùng đất phù xa thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong đó LUT cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất là cây bưởi. Tuy nhiên do đây là cây trồng mới đối với người dân ở vùng này nên ít người đâu tư sản xuất. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Ngô mùa cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất.

Tiu vùng 3: Có 7 LUT với 8 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT cây ăn cây ăn quả có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. Đo địa hình thấp, nên người dân nơi đây trồng ít cây ăn quả. Người dân ở đây chủ yếu trồng dưa hấu, nuôi trồng thủy sản đây cũng là LUT có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao. LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Ngô mùa cho hiệu quả

kinh tế - xã hội và môi trường thấp nhất. Do địa hình thấp, hay có mưa lũ nên cây ngô cho năng suất thấp, có khi là mất mùa..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 71 - 74)