Xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 71)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.4.1. xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện Kim Sơn

Dựa vào các số liệu tổng hợp ở trên, tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao theo hướng bền vững tại huyện Kim Sơn như sau:

* Tiểu vùng 1

- LUT 2 lúa: Đây là LUT không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng là kiểu canh tác truyền thống, là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu nên được người dân chấp nhận. Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, thay thế những giống lúa năng suất thấp bằng những giống lúa có năng suất và chất lượng cao, sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất để giảm chi phí đầu tư.

- LUT Cây ăn quả, Cây công nghiệp lâu năm: Đây là LUT đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trưởng cao nhất là cây Đinh Lăng, vậy cần mở rộng quy mô sản xuất, năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, do đây là cây trồng mới, người dân chưa có kinh nghiệm nên nhiều hộ chưa giám đầu tư, mở rộng sản xuất, vì vậy địa phương cần cử cán bộ chuyên ngành xuống hướng dẫn và truyền đạt kỹ thuật canh tác.

Hình 3.3. Vườn trng đinh lăng ti xã Hi Ninh

* Tiểu vùng 2

- LUT 2 lúa – 1 màu: Đây là loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình nhưng là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân địa phương.

- LUT Cây công nghiệp lâu năm: Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, với điều kiện đất đai ở địa phương, có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội của người sản xuất trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Hình 3.4. Rung lúa đang cy ti xã Như Hòa

- LUT Cây ăn quả: Là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi nhiều công lao động, sức chăm bón.

*Tiểu vùng 3

- LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Phù hợp với địa hình và thổ nhưỡng nơi đây.

- Hiện nay các thửa đất trũng, thường xuyên ngập nước người dân đã cải tạo để nuôi trồng thủy sản và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Dự kiến các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Kim Sơn Bảng 3.18. Dự kiến các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2023 tại huyện Kim Sơn STT Hiện trạng 2018 Định hướng 2023 Kiểu sử dụng đất Diệ(ha) n tích Kiểu sử dụng đất Diệ(ha) n tích Tiểu vùng 1

1 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 461,09 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 452,19

2 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 735,35 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 730,25

3 Lúa xuân – Lúa mùa 872,51 Lúa xuân – Lúa mùa 872,51

4 Lạc xuân – Lúa mùa 5,74 Lạc xuân – lúa mùa 0,74

5 Lạc Xuân - Ngô Mùa 6,17 Lạc Xuân - Ngô Mùa 6,17

6 Ngô mùa – Rau đông 8,63 Ngô mùa – Rau đông 8,63

7 Lạc mùa – Rau đông 5,66 Lạc mùa – Rau đông 5,66

8 Ngô xuân - Ngô mùa 3,82 Ngô xuân - Ngô mùa 3,82

9 Bưởi 78,93 Bưởi 87,83

10 Đinh lăng 106,17 Đinh lăng 111,27

11 Chuối Tiêu 33,18 Chuối Tiêu 38,18

Tiểu vùng 2

12 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 939,24 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 934,24

13 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 1.067,38 Lúa xuân – Lúa mùa – Rau 1.063,38

14 Lúa xuân – Lúa mùa 1.549,46 Lúa xuân – Lúa mùa 1.558,46

15 Lúa xuân – Lạc mùa 1,08 Lúa xuân – Lạc mùa 1,08

16 Lúa xuân – Ngô mùa 1,84 Lúa xuân – Ngô mùa 1,84

17 Lúa mùa - Đỗ tương 0,4 Lúa mùa - Đỗ tương 0,4

18 Lạc Xuân - Ngô Mùa 11,53 Đinh Lăng 11,53

19 Ngô mùa – Rau đông 12,97 Ngô mùa – Rau đông 12,97

20 Lạc mùa – Rau đông 20,18 Lạc mùa – Rau đông 20,18

21 Chuyên Rau 15,73 Chuyên Rau 15,73

22 Đinh Lăng 265,79 Đinh Lăng 265,79

23 Chuối Tiêu 94,78 Chuối Tiêu 94,78

Tiểu vùng 3

24 Lúa xuân – Lúa mùa 1.998,02 Lúa xuân – Lúa mùa 1.998,02

25 Lúa xuân 988,29 Dưa hấu 988,29

26 Lúa xuân – Ngô mùa 0,57 Dưa hấu 0,57

27 Lúa xuân – Rau 0,44 Dưa hấu 0,44

28 Lúa – Cá kết hợp 0,21 Nuôi trồng thủy sản 0,21

29 Dưa hấu 13,6 Dưa hấu 13,6

30 Cói 509,37 Cói 509,37

31 Chuối tiêu 179,68 Chuối tiêu 179,68

Từ bảng 3.18 ta rút ra nhận xét:

- Tiểu vùng 1: Đa số các kiểu sử dụng đất có xu hướng giảm diện tích để chuyển sang kiểu sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cụ thể là trồng

đinh lăng để cung cấp cho các nhà máy thuốc; chuối tiêu để xuất khẩu sang thị trường trung quốc; bưởi. Do kiểu sử dụng đất này cần ít nhân công và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiểu vùng 2: Tại vùng này một số LUT 2 lúa – 1 màu sẽ chuyển sang LUT 2 lúa do lạo động tại các hộ gia đình ngày càng ít; kiểu sử dụng đất Lạc xuân – Ngô mùa có khả năng sẽ chuyển hết sang trồng Đinh lăng do đây là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, nếu có sự hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật canh tác thì diện tích trồng loại cây này sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện tại.

- Tiểu vùng 3: Các diện tích thường xuyên ngập trũng sẽ chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích trồng Dưa hấu cũng sẽ tăng lên thay thế cho các kiểu hình sử dụng đất chưa phù hợp tại vùng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 71)