Đánh giá kỹ thuật bón phân ảnh hưởng đến đậu quả và sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 30 - 32)

quả mít

Mít thái là cây ăn quả thân gỗ lâu năm nên lượng phân bón là như nhau. Được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 4.3: Sử dụng phân bón cho cây Mít thái trong mô hình STT Số lần bón Phân chuồng (kg) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg)

1 Lần 1 10 0,5 0,5 0,3

2 Lần 2 15 0,3 0,7 0,1

3 Lần 3 20 0,1 0,6 0,2

Tổng 3 45 0,9 1,8 0,6

Từ bảng 4.3 trên qua điều tra đánh giá tại mô hình ta thấy Mít thái ra quả 2 mùa trên năm. Mùa thứ nhất là tháng 11 - 12 ra hoa đậu quả, đây là mùa chín vụ nên bón thúc lần 1 với lượng phân chuồng là 10kg, đạm 0,5kg, lân 0,5kg và kali 0,3kg trên cây. Nhằm kích thích sinh trưởng phát triển hoa, quả.

Bón thúc lần 2 vào tháng 5 - 6 để kích thích mầm ngủ tạo ra quả trái vụ chín vào tháng 11 - 12, với lượng phân bón là: 15kg phân chuồng; 0,3kg đạm; 0,7kg lân và 0,1kg kali.

Bón thúc lần 3 bón vào lúc sau thu hoạch, nhằm bón trả lại cho cây đã nuôi quả với lượng phân bón như sau: phân chuồng 20kg; đạm 0,1kg; lân 0,6kg và kali 0,2kg.

Bảng 4.4: Đánh giá kỹ thuật bón phân ảnh hưởng đến đậu quả và sinh trưởng quả mít

STT Số quả trên cây (quả)

Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Cây 1 11 30 60 Cây 2 8 40 85 Cây 3 7 50 150 Cây 4 8 45 100 Cây 5 8 35 155 Trung bình 8,4 40 110

Qua đánh giá, kỹ thuật bón phân ảnh hưởng rát lớn đến đậu quả và sinh trưởng của cây mít. Trung bình số quả trên cây là 8,4 quả trên cây, chiều dài quả trung bình là 40 cm và đường kính trung bình của quả là 110 cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 30 - 32)