Đánh giá biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, tạo cành ảnh hưởng đến ra hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 36)

ra quả đối với cây Nhãn

Kỹ thuật trong sản xuất cây Nhãn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ ra hoa ra quả. Qua đánh giá, điều tra trên 3 công thức ta có kết quả trung bình thể hiện qua bảng dưới đây như sau:

Bảng 4.6: Kỹ thuật cắt tỉa, tạo cành ảnh hưởng đến ra hoa, ra quả

ĐVT: Chùm

STT Số hoa Số quả Số cây không quả

Cây 1 38 36,33 0 Cây 2 38,33 37,33 0 Cây 3 33,33 31,33 0 Cây 4 30 29,33 0 Cây 5 36 34,67 0 Cây 6 45 44,33 0 Cây 7 38,33 37,00 0 Cây 8 29,33 28,00 0 Cây 9 43 40,67 0 Cây 10 32,33 31,33 0 Trung bình 36,37 35,03 0

Từ bảng 4.6 ta thấy tỉ lệ ra hoa đậu quả của cây nhãn khá đồng đều và không có cây nào không cho quả. Qua điều tra ta thấy trung bình 1 cây nhãn có 36,37 chùm hoa thì số chùm quả sẽ là 35,03. Ta có hình ảnh như sau:

4.3.2. Đánh giá kỹ thuật bón phân ảnh hưởng đến đậu quả và sinh trưởng quả Nhãn quả Nhãn

Nhãn có nhu cầu lớn đối với phân bón. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón vừa làm tăng năng suất quả, vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch. Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành

mầm hoa và quả sau này. Phân kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời. Qua điều tra nghiên cứu ta thu được bảng sau:

Bảng 4.7: Sử dụng phân bón cho cây Nhãn trong mô hình

STT Số lần bón Phân chuồng (kg) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg)

1 Lần 1 25 0,4 0,5 0,3

2 Lần 2 30 0,3 0,6 0,5

3 Lần 3 35 0,2 0,7 0,4

Tổng 3 90 0,9 1,8 1,2

Từ bảng trên ta thấy, số lần lượng phân bón cho mỗi cây là khác nhau. Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón 25kg phân chuồng, 0,4kg phân đạm, 0,5kg phân lân và 0,3kg lượng phân kali trên cây. Lần 2: Vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30kg phân chuồng, 0,3kg phân đạm, 0,6kg phân lân và 0,5kg phân kali. Lần: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại. Cũng có thể chia làm nhiều lần bón khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 36)