Kỹ thuật cắt quả, thời gian cắt quả tạo trái vụ ở Mít thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi. Nhưng để cây Mít Thái ra quả trái vụ đạt năng suất, chất lượng tốt cần phải cắt bỏ quả vào thời gian thích hợp. Qua điều tra, đánh giá tôi có số liệu thu thập được như sau:

Bảng 4.5: Kỹ thuật cắt quả, thời gian cắt quả tạo trái vụ ở mít thái

STT Cắt quả trong khoảng 20 - 90 cm Cắt quả tháng 12 - 01 Cắt quả từ tháng 2 - 4 Cây 1 (đ/c) Có Không Có Cây 2 (đ/c) Không Có Có Cây 3 (đ/c) Không Có Có Cây 4 (đ/c) Không Có Có Cây 5 (đ/c) Có Không Có

Từ bảng trên ta thấy, để cây Mít thái ra quả trái vụ thì nên cắt quả từ tháng 2 - 4, cắt quả trong khoảng đường kính quả 20 - 90 cm, chỉ cắt bỏ những quả bị sâu bệnh hại. Bên cạnh đó kết hợp với chăm sóc, cắt tỉa, đốn ngọn để cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi quả trái vụ và tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 - 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

Hình 4.2: Quả mít thái trái vụ 4.2.4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Mít thái

- Đối với bệnh hại trên cây Mít thái như: Bệnh thối nhũng, bệnh thối gốc chảy nhựa do các loại nấm gây nên. Biện pháp phòng trừ là Sử dụng kết hợp sản phẩm sinh học đặc trị nấm Elicitor 250 + Siêu Đồng. Sau 5 - 7 ngày phun, tiến hành phun lần 2 để diệt sạch nấm bệnh gây hại. Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các loài thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại.

- Một số sâu hại như: sâu đục thân, sâu đục trái, ruồi đục trái, Rầy, rệp.. Biện pháp phòng trừ đối với sâu đục thân là: Sử dụng thuốc trừ sâu như Cyperan 5EC, Decis 2.5EC, Bian 40-50EC, Basudin 50EC… vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt là đầu mùa mưa.

Biện pháp đối với ruồi đục trái là dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì có thể gây tồn dư độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

4.2.5. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất giống cây Mít thái

- Đối với cây Mít thái: Trong quá trình trồng và chăm sóc Mít thái, cần bấm ngọn sớm, điều tiết độ cao phù hợp, tỉa cành vô hiệu, cành đực. Các cành nhỏ, cành tăm, cành đực, cành vô hiệu cần loại bỏ ngay khi chúng mọc không đúng chỗ (cành đực, cành vô hiệu là cành mà tại chỗ phân nhánh nó ít “thịt cành”, bị thắt eo nhỏ, gốc cành ngay dưới nách gầy nhỏ, không đầy đặn). Tỉa bỏ sớm cành đực, cành vô hiệu là cành không có khả năng mang trái. Tỉa bỏ sớm cành đực, cành vô hiệu là cành không có khả năng mang trái.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít thái.

Các cành mang hoa, quả trên cây mít thái là những cành phân nhánh trực tiếp từ thân, ngay dưới gốc cành chúng phát triển liên tục, gốc cành to, liền mạch, thịt cành đầy đặn. Cành hữu hiệu, càng cho ra nhiều hoa nhiều quả trên cây mít thái.

+ Không nên để có quá nhiều quả trên cây, trên 1 cành, tùy theo sức cây để số lượng quả sao cho phù hợp. Cần kiểm soát ruồi vàng thời điểm quả non, phun phòng trừ nấm mốc gây thối quả non trên cây mít thái. Không nên loại bỏ sớm bông đực (còn gọi là dái mít - có tác dụng thụ phấn cho các hoa khác xung quanh nó).

4.3. Kỹ thuật sản xuất Nhãn tại mô hình

4.3.1. Đánh giá biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, tạo cành ảnh hưởng đến ra hoa ra quả đối với cây Nhãn ra quả đối với cây Nhãn

Kỹ thuật trong sản xuất cây Nhãn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ ra hoa ra quả. Qua đánh giá, điều tra trên 3 công thức ta có kết quả trung bình thể hiện qua bảng dưới đây như sau:

Bảng 4.6: Kỹ thuật cắt tỉa, tạo cành ảnh hưởng đến ra hoa, ra quả

ĐVT: Chùm

STT Số hoa Số quả Số cây không quả

Cây 1 38 36,33 0 Cây 2 38,33 37,33 0 Cây 3 33,33 31,33 0 Cây 4 30 29,33 0 Cây 5 36 34,67 0 Cây 6 45 44,33 0 Cây 7 38,33 37,00 0 Cây 8 29,33 28,00 0 Cây 9 43 40,67 0 Cây 10 32,33 31,33 0 Trung bình 36,37 35,03 0

Từ bảng 4.6 ta thấy tỉ lệ ra hoa đậu quả của cây nhãn khá đồng đều và không có cây nào không cho quả. Qua điều tra ta thấy trung bình 1 cây nhãn có 36,37 chùm hoa thì số chùm quả sẽ là 35,03. Ta có hình ảnh như sau:

4.3.2. Đánh giá kỹ thuật bón phân ảnh hưởng đến đậu quả và sinh trưởng quả Nhãn quả Nhãn

Nhãn có nhu cầu lớn đối với phân bón. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón vừa làm tăng năng suất quả, vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch. Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành

mầm hoa và quả sau này. Phân kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời. Qua điều tra nghiên cứu ta thu được bảng sau:

Bảng 4.7: Sử dụng phân bón cho cây Nhãn trong mô hình

STT Số lần bón Phân chuồng (kg) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg)

1 Lần 1 25 0,4 0,5 0,3

2 Lần 2 30 0,3 0,6 0,5

3 Lần 3 35 0,2 0,7 0,4

Tổng 3 90 0,9 1,8 1,2

Từ bảng trên ta thấy, số lần lượng phân bón cho mỗi cây là khác nhau. Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón 25kg phân chuồng, 0,4kg phân đạm, 0,5kg phân lân và 0,3kg lượng phân kali trên cây. Lần 2: Vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30kg phân chuồng, 0,3kg phân đạm, 0,6kg phân lân và 0,5kg phân kali. Lần: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại. Cũng có thể chia làm nhiều lần bón khác nhau.

4.3.3. Kỹ thuật khoanh vỏ đối với cây Nhãn

- Giai đoạn khoanh vỏ: tháng 11 đến tháng 12 âm lịch.

Tiến hành khoanh vỏ cho cây không đúng thời điểm mà lại xử lý quá sớm (lá non còn màu đỏ trên đọt) hoặc quá trể (lá đã chuyển sang màu xanh đậm) nên tỷ lệ thành công thấp. Tiến hành xử lý ra hoa cho cây quá sớm ngay cơi đọt thứ nhất, lúc này cây chưa hồi phục kịp sau giai đoạn mang trái ở vụ

trước, cây có bộ lá không khoẻ, lá nhỏ dẩn đến sự hình thành bông yếu, trái nhỏ. Nhưng nếu đợi đến cơi đọt thứ 3, 4 mới khoanh vỏ thì càng khó xử lý cho cây ra hoa đồng loạt vì càng về sau thì cây ra đọt càng không tập trung, đọt không đều.

- Chiều rộng của vết khoanh: Chỉ khoanh vỏ trên những cành chính, nên để lại 1 - 2 cành thường được gọi là nhánh thở để có nhựa luyện nuôi cây. Vết khoanh rộng khoảng 1,5 - 2mm (đối với cành nhỏ), 3 - 5mm (đối với cành lớn). Đã có nhiều trường hợp chết cành hoặc chết cả cây xảy ra là do khi khoanh vỏ cho cây ra hoa không ít nhà vườn đã tạo ra một vết khoanh quá lớn. Hoặc như trường hợp khi cây chưa kịp ra hoa thì hai dấu vết khoanh đã liền nhau do chiều rộng của vết khoanh quá nhỏ.

- Vị trí khoanh vỏ: khoanh vỏ ở gốc thân chính hay trên cành cấp 1 nhưng lại không chừa "nhánh thở" cho cây hoặc để lại những cành quá nhỏ, những cành phía dưới, cành nằm bên trong tán cây dẫn đến trường hợp cây chết trước khi ra hoa.

4.3.4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Nhãn

- Một số sâu hại như: Sâu đục gân lá, bọ xít, sâu đục thân, Rệp hại hoa quả, … - Biện pháp phòng trừ: Tỉa cành để các đợt ra cành tập trung, tạo điều kiện cho ong kí sinh phát triển, điều tra phát hiện sâu gây hại cần phun thuốc sớm có thể dùng các loại thuốc như Fenbis, Polytrin, Hopsan, Cypermethrin (Cyperin ...). Dùng vợt bắt lúc sáng sớm hoặc chiều tối đối với bọ xít nhãn.

- Một số biện pháp đối với bệnh hại nhãn: Sau mỗi đợt thu hoạch, tiến hành cắt tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh.Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ, cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ hạn chế được bệnh. Nên trồng thưa giúp cây thoáng, cho ánh sáng xuyên qua tán cây làm giảm độ ẩm sẽ hạn chế được bệnh.

4.3.5. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây Nhãn

- Kỹ thuật đối với cây Nhãn: Tỉa cành, tạo tán. Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành ta cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường ta nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9, sau khi thu hoạch.

Bao vải quả nhãn: Đối với cây nhãn ở trong giai đoạn quả non cho tới khi quả chín quả nhãn thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh, côn trùng tấn công: bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy, bọ xít… chính vì thế để bảo vệ quả đảm bảo chất lượng, duy trì năng suất chúng ta nên sử dụng túi nilon, bao giấy, lưới hoặc bao chuyên dụng để bọc quả. Nhằm hạn chế sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh ngoài ra việc bao quả sẽ giúp vỏ quả sáng, đẹp bắt mắt dễ dàng tiêu thụ hơn.

Làm cỏ: chúng ta không nên sử dụng thuốc diệt cỏ, mà nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc xử lý thủ công: cuốc, nhổ bỏ… Khi làm cỏ chúng ta làm từ trong gốc ra xung quanh tán, cẩn thận không làm quá sát so với phần gốc nhãn tránh làm tổn thương gốc nhãn. Nên cuốc cách xa gốc nhãn khoảng 20cm. Việc làm cỏ vườn sẽ loại bỏ những cây dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây nhãn, khiến vườn nhãn thông thoáng hạn chế nấm bệnh phát triển.

4.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển mô hình

4.4.1. Trong sản xuất Mít thái

 Thuận lợi:

- Mô hình nằm ở vị trí thuận lợi, xa khu dân cư, đi lại dễ dàng. - Tình hình an ninh, chính trị ổn định.

- Nhiều sâu bệnh hại, nên tốn kém nhiều chi phí dành cho phòng trừ sâu bệnh hại lớn làm ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ sinh trưởng, chất lượng của cây ăn quả.

 Giải pháp:

- Cần nhân rộng mô hình trồng Mít thái.

4.4.2. Trong sản xuất Nhãn

 Thuận lợi

- Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng trong quá trình chăm sóc và thu hoạch nhãn.

- Có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ.

 Khó khăn

- Hằng năm vào mùa mưa hay bị ngập lụt.

 Giải pháp

- Đào rãnh thoát nước, tránh ngập lụt.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.1. Thực trạng sản xuất tại mô hình

Mô hình sản xuất các loại cây ăn quả như: Mít thái, Bưởi, Nhãn, Ổi đài loan, Cam (cam V2; Cam vinh). Ngoài ra còn sản xuất cây công nghệp như: Chè.

5.1.2. Mô hình Mít thái

Trong sản xuất giống cây Mít thái, kỹ thuật áp dụng rất quan trọng. Trong các biện pháp kỹ thật trên biện pháp nào cũng quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật cắt bỏ quả để tạo ra quả Mít thái trái vụ đạt năng suất, chất lượng tốt. Thật vậy, sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để cho giống cây Mít thái ra quả trái vụ đã đạt chất lượng tốt, đảm bảo và được thị trường tin dùng.

5.1.3. Mô hình Nhãn

Kỹ thuật trong sản xuất giống cây Nhãn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và giá cả thị trường. Trong đó kỹ thuật cắt tỉa, khoanh vỏ là quan trọng nhất. Bởi vì, khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên thì Nhãn đã ra hoa, ra quả ổn định và đạt năng suất, chất lượng cũng như giá cả thị trường được nâng lên.

5.2. Đề nghị

- Đánh giá kỹ thuật đốn ngọn, tỉa cành, cắt trái trong mô hình thêm vài vụ sẽ chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ 2002 - 2003, NXB Nông nghiệp.

2. Vũ Công Hậu, 1990. Kỹ thuật nhân giống cây ăn trái ở miền Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Trần Thế Tục, 1999. Sổ tay người làm vườn, Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 4. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn, 2000. Giáo trình cây ăn

quả, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Đường Hồng Dật, 2003. Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp. 6. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông nghiệp -

TP. Hồ Chí Minh.

II. Tài liệu Iternet

7. http://thuvien.tuaf.edu.vn/Chi-tiet/tai-sinh-phoi-soma-cay-mit-artocarpus- heterophyllus-lam-6118.html. 8. http://kythuatnuoitrong.edu.vn/cay-an-trai/ky-thuat-trong-va-cham-soc-mit- thai-ra-trai-quanh-nam.html. 9. https://ongbien.vn/ky-thuat-canh-tac/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay- nhan-hieu-qua-cao-55741dt.html. 10. http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/lam-giau-tu-mo-hinh-trong-mit-thai- sieu-som/12075641. 11. https://sites.google.com/site/tailieukn/trong-trot/ky-thuat-trong-nhan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 32)