Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.5.Phương pháp so sánh

So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác đăng ký cấp GCN. Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu qua các thời kỳ từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến khi thực hiện Luật Đất đai 2013, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hoài Nhơn nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km về phía Bắc, có bờ biển dài 24 km ở Phía Đông. Tọa độ địa lý từ 1080

56' đến 109006'50" kinh độ Đông và 14021'20" đến 14031'30" vĩ độ Bắc. Vị trí tiếp giáp được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi). - Phía Nam giáp huyện Phù Mỹ.

- Phía Tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão. - Phía Đông giáp Biển Đông.

Hoài Nhơn có diện tích 42084,37 ha, bao gồm 15 xã và 02 thị trấn. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông quan trọng của cả nước và của tỉnh như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam nối liền tỉnh Bình Định với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, tuyến đường ven biển, đường phía Tây tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hoài Nhơn nằm trong vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Bình Định, có địa hình thoải dần từ Tây sang Đông. Phía Bắc và phía Tây, Tây Nam huyện có các dải núi kéo dài xuống đến ven biển. Các đồng bằng ven biển nằm xen kẽ giữa các dải đồi, gò nhưng diện tích không lớn. Có thể chia địa hình Hoài Nhơn thành 3 dạng chính sau:

- Vùng núi phía Bắc, Tây và Nam huyện chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên. - Vùng gò đồi phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây huyện chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng đồng bằng và ven biển phân bố thành dải tập trung ven biển. Diện tích chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Do điều kiện hoàn lưu gió mùa, kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình nên Hoài Nhơn có khí hậu nhiệt đới ẩm.

Theo tài liệu của trạm Khí tượng thủy văn Hoài Nhơn, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 - 40 ngày.

- Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước

Trên địa bàn huyện có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (huyện Hoài Ân) và sông An Lão (huyện An Lão) hợp lại, chảy qua địa bàn huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3

/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3

/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc của huyện.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất a. Tài nguyên đất

+ Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Diện tích 2.197,00 ha, chiếm 5,32% diện tích tự nhiên.

+ Nhóm đất mặn: Diện tích 502,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.

+ Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.455 ha, chiếm 22,90% diện tích tự nhiên. Nhóm này có 4 đơn vị phân loại đất.

+ Nhóm đất xám và bạc màu: Diện tích 3.269,00 ha, chiếm 7,92% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích lớn nhất 22.391,0 ha, chiếm 54,22% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở tất cả các xã, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Tây của huyện.

+ Nhóm đất thung lũng: diện tích 447,0 ha chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. + Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 1.403,0 ha chiếm 3,40% diện tích tự nhiên.

b. Tài nguyên nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoài Nhơn có lượng mưa khá lớn (trung bình 2.100 mm), mạng lưới sông suối chảy qua huyện Hoài Nhơn có chiều dài tổng cộng 353,80 km, đạt mật độ 0,857 km/km2, xấp xỉ mật độ trung bình toàn tỉnh.

Sông Lại Giang chảy qua phía Nam huyện dài 85 km là hệ thống sông lớn thứ 2 của tỉnh, diện tích lưu vực là 1.460 km2

. vùng phía Bắc huyện có hệ thống các sông nhỏ đổ ra biển qua cửa Tam Quan.

Nguồn nước ngầm ở Hoài Nhơn có trữ lượng không lớn song chất lượng tốt. Tổng trữ lượng khai thác dự báo tại khu vực Tam Quan đạt 898 m3

/ngày.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích đất có rừng của Hoài Nhơn là 19.765,51 ha, chiếm 46,90% tổng diện tích tự nhiên. Huyện Hoài Nhơn không có rừng giàu, chỉ có rừng phục hồi. Từ đó cho thấy việc phục hồi, làm giàu rừng đóng vai trò rất lớn, cần có chính sách hợp lý cũng như có sự chỉ đạo kịp thời để phần diện tích rừng phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế quốc dân.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tương đối đa dạng như: Cát trắng (xã Hoài Châu), quặng vàng (xã Hoài Đức), đá làm vật liệu xây dựng (xã Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (xã Hoài Đức, xã Hoài Tân,…), quặng sắt Laterit (xã Hoài Hương, xã Hoài Xuân, xã Hoài Thanh, xã Hoài Thanh Tây, xã Hoài Tân,…), Ti tan ở các xã ven biển.

e. Tài nguyên biển

Hoài Nhơn có chiều dài bờ biển 24 km, với hai cửa biển là Tam Quan ở phía Bắc và An Dũ ở phía Nam. Qua điều tra ngư loại học, ở Hoài Nhơn phát hiện có khoảng 500 loài cá (cá nổi 65%, cá đáy 35%), trong đó có 35 loài cá có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá ước tính khoảng 50.000 tấn, trong đó cá chuồn 20.000 - 25.000 tấn, cá ngừ 2.000 - 3.000 tấn, cá cơm 1.000 - 2.000 tấn, còn lại là các loại cá khác,... Sản lượng có khả năng khai thác hàng năm 25.000 - 30.000 tấn.

Vùng nước lợ của huyện Hoài Nhơn gắn liền các cửa sông nối với biển Đông, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích hợp cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình kinh tế thời kỳ 2010 - 2015 của huyện liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu trong nội bộ từng ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, phát huy các lợi thế và nhu cầu thị trường.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2015 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015: Nền kinh tế huyện liên tục tăng trưởng và phát triển, năm sau cao hơn năm trước.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành

Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết kỳ họp thứ 5 - HĐND huyện khoá X về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015, UBND huyện đã triển khai thực hiện, đạt kết quả như sau:

- Giá trị sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp chiếm 35% (Nghị quyết HĐND huyện 35,2%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 18% (Nghị quyết HĐND huyện tăng 19%); thương mại và dịch vụ tăng 25% (Nghị quyết HĐND huyện tăng 25%) so với năm 2014.

- Tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35% (Nghị quyết HĐND huyện 35,2%); Công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 65% (Nghị quyết HĐND 68,4%).

- Tổng sản lượng lương thực 91.002 tấn (Nghị quyết HĐND huyện 93.500 tấn). - Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 43.200 tấn (Nghị quyết HĐND huyện 43.500 tấn).

- Tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn 181,850 tỷ đồng (Nghị quyết HĐND huyện 158,406 tỷ đồng). Tổng chi 488,752 tỷ đồng (Nghị quyết HĐND huyện 324,321 tỷ đồng).

3.1.2.3. Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Tỷ suất sinh giảm 0,28% (Nghị quyết HĐND huyện giảm 0,6%).

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,97% (Nghị quyết HĐND huyện giảm 1%). - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 16,55% (Nghị quyết HĐND huyện còn 16,95%).

- Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 4.500 người (Nghị quyết HĐND huyện 4.000 lao động). Đã đào tạo bồi dưỡng nghề cho trên 40% số người trong độ tuổi lao động.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,17% (Nghị quyết HĐND huyện giảm 1,8%). - Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: 03 trường đang đề nghị công nhận. - Số thôn, khối phố được công nhận đạt chuẩn văn hoá: 76,8% (Nghị quyết HĐND huyện 75%).

- Số cơ quan đơn vị, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hoá: 89,9% (Nghị quyết HĐND huyện 82%).

- Tỷ lệ độ che phủ rừng: 42,6% (Nghị quyết HĐND huyện 43%).

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ: 1,45% so với dân số (Nghị quyết HĐND huyện 1,45%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu nhập bình quân đầu người; 25,3 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2014. Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất của huyện Hoài Nhơn.

 Thuận lợi:

- Hoài Nhơn là khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc của tỉnh Bình Định: Có thị trấn Bồng Sơn nằm ở vị trí trung tâm của 3 huyện phía Bắc tỉnh Bình Định: Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, có vai trò nối kết về không gian lãnh thổ và kinh tế trong toàn bộ khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định và các vùng phụ cận (Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp huyện Phù Mỹ). Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, phía Đông có ga đường sắt Bắc Nam, phía Tây có các tỉnh lộ 629, 630 đi Hoài Ân và An Lão có thể trở thành điểm tựa của các huyện trong vùng, một trong những yếu tố thúc đẩy giao lưu hàng hoá dịch vụ. Đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác cấp GCN cũng như tiếp cận các chủ trương đường lối của tỉnh và huyện lân cận.

- Huyện Hoài Nhơn có diện tích đất phù sa tương đối màu mỡ, đó là nguồn tài nguyên vô giá của huyện nhà. Nhờ vào đó mà những năm gần đây với việc sử dụng hợp lý đã mang lại cho nhân dân những kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đời sống của nhân dân được cải thiện dần, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai được các cấp các ngành cũng như người dân quan tâm. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất được ưu tiên thực hiện.

- Cơ sở hạ tầng của huyện phát triển khá đồng bộ, các tuyến đường giao thông được mở hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Hệ thống các công trình thuỷ lợi về cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm huyện luôn bố trí kinh phí xây dựng và tu sửa hệ thống giao thông, thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất.

- Địa hình đa dạng, có khả năng được tưới, thuận lợi cho trồng lúa nước, ngô, đậu, đỗ. Đặc biệt là nhóm đất phù sa sông Lại Giang có tiềm năng phát triển lúa nước và các cây trồng màu, khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cao, vùng ven biển và biển có nhiều nguồn lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, ẩm độ không khí thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, thích hợp cho cây lúa và cây trồng nhiệt đới khác sinh trưởng phát triển.

thế, được chú trọng đầu tư, nên phát triển nhanh, vững chắc, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo đúng đường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Đảng. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đang được nâng cấp và xây dựng mới. Nhất là điện lưới, giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao.

 Những khó khăn, thách thức:

- Do địa hình không bằng phẳng, kéo dài và bị phân cách mạnh đã gây khó khăn trong việc đo đạc và lập bản đồ, khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện với những vùng núi thưa dân cư. Đất đai phân bố không đều về chất lượng đất, để đảm bảo công bằng cho tất cả các hộ gia đình buộc phải phân chia nhỏ ra và mỗi gia đình sở hữu nhiều thửa gây khó khăn trong công tác đo đạc và cấp GCN.

- Vấn đề gây khó khăn trong công tác cấp GCN còn phải kể đến thời tiết và khí hậu đã gây ra lũ lụt làm sạt lở đất đai, xói mòn đất… làm cho đất đai luôn bị biến động, thường xuyên phải đo đạc, chỉnh lý lại bản đồ sau khi thiên tai xảy ra. Ngoài ra bão lụt làm hỏng, rách nát một số giấy tờ đã lâu do UBND lưu trữ.

- Dân số đông nhưng phân bố không tập trung, nằm rải rác cả ở những vùng núi, trình độ dân trí còn thấp gây khó khăn cho công tác cấp GCN QSDĐ. Phải tốn nhiều thời gian để phổ biến Luật Đất đai và tuyên truyền cho tất cả người dân thấy được tầm quan trọng của việc cấp GCN quyền sử dụng đất.

- Sản xuất nông nghiệp tuy tăng trưởng nhưng chưa thật sự vững chắc, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm. - Dân số đông, mật độ dân số cao gây áp lực cho sử dụng đất đai. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp thấp.

- Quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp không nhiều và đã khai thác gần hết. Trong những năm tới việc đẩy mạnh đô thị hoá chủ yếu lấy từ đất sản xuất nông nghiệp.

3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2015 và biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2005 - 2015 tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2015

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Hoài Nhơn kỳ kiểm kê năm 2015 là 42.084,37 ha.

Đất nông nghiệp 83,85%, Đất chưa sử

dụng 0,99%

Đất phi nông nghiệp 15,16%

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của huyện Hoài Nhơn năm 2015

Đất nông nghiệp: 35.287,51 ha trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 14.904,08 ha chiếm 35,41% diện tích tự nhiên và chiếm 42,24% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm: 9.464,22 ha chiếm 22,49% diện tích đất tự nhiên và chiếm 26,82% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

 Đất trồng lúa: 6.066,58 ha chiếm 14,42% diện tích đất tự nhiên và chiếm 17,19% diện tích đất nông nghiệp.

 Đất trồng cây hàng năm khác: 3.397,64 ha chiếm 8,07% diện tích đất tự nhiên và chiếm 9,63% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất trồng cây lâu năm: 5.439,86 ha chiếm 12,93% diện tích đất tự nhiên và 15,42% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: 20.056,53 ha chiếm 47,66% diện tích tự nhiên và chiếm 56,84% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm:

+ Đất rừng sản xuất: 12.033,24 ha chiếm 28,59% diện tích đất tự nhiên và chiếm 34,10% diện tích đất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất rừng phòng hộ: 8.023,30 ha chiếm 19,06% diện tích đất tự nhiên và chiếm 22,74% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 282,49 ha chiếm 0,67% diện tích tự nhiên và chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 30)