Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Hoàn thiện công tác đăng ký, cấp GCN QSDĐ là chủ trương chung, quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đây còn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.

Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về thực trạng công tác cấp GCN QSDĐ và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ khá đa dạng tại nhiều địa bàn như:

- Ngô Tôn Thanh, 2012. Luận văn hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

- Phạm Văn Sơn, 2012. Đánh giá tình hình đăng ký, cấp GCN QSDĐ, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Văn Bình, Hồ Kiệt, Nguyễn Tài, 2012. Đánh giá tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất sau Luật Đất đai từ 2004 đến 2010 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012.

- Hà Đức Thắng, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý đất đai ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

- Lê Mạnh Tiến, 2012. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2014. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quan, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên...

Những nghiên cứu trên đã giải quyết được các vấn đề như: Bước đầu đánh giá được thực trạng công tác cấp GCN QSDĐ và đề xuất được một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ theo đặc điểm cụ thể của địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu là tuân thủ theo các văn bản pháp luật cũ, hiện nay đã hết hiệu lực thi hành.

Ở huyện Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung thì các nghiên cứu về đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN QSDĐ còn khá hạn chế. Chính vì vậy, thật sự rất cần thiết phải có một nghiên cứu khá chi tiết về đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN QSDĐ tại huyện Hoài Nhơn nhằm phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về đất đai.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)