3.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến đáng kể. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai ngày càng nâng lên.
- UBND huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản hướng dẫn, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Địa giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện đã được thống nhất rõ ràng, không có điểm tranh chấp đất đai giữa các xã trong huyện.
cho 17/17 xã, thị trấn. Tuy nhiên, tiến độ giao đất, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói chung còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.
Huyện đã lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020, đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Nâng cao công tác quản lý và thực hiện quy hoạch.
Công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cơ bản được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình quy định. Đồng thời thực hiện khá tốt việc giải quyết những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung công việc thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao dẫn tới phát sinh nhiều vướng mắc, đơn thư trong lĩnh vực này.
Kiểm kê, thống kê đất đai được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ và quy định. Tuy nhiên, hệ thống thông tin đất đai của huyện đến nay chưa được hoàn thiện, việc quản lý đất đai hiện nay cũng đã ứng dụng công nghệ tin học nhưng hiệu quả còn hạn chế….
Tài chính về đất đai luôn được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách địa phương.
Công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng đất được tăng cường. Tuy nhiên, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vẫn còn diễn ra khá phức tạp. Một số chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác quản lý.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai được đẩy mạnh. Hình thức và nội dung được đổi mới, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao.
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Lô
Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Sông Lô năm 2018 được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2018
STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 14.996,32 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 11.472,18 76,50
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.002,18 46,70 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.317,34 28,79 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 152,61 1,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.868,103 19,13
2.1 Đất ở OTC 531,97 3,55
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.492,99 9,96 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 12,47 0,08 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4,63 0,03 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 96,89 0,65 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 635,12 4,23 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 94,04 0,63
3 Đất chưa sử dụng CSD 656,01 4,37
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 86,22 0,57 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 437,97 2,92 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 131,82 0,88
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Lô)
Qua bảng trên cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Sông Lô năm 2018 là 14.996,32 ha, cụ thể:
Đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp là 11.472,18 ha, chiếm 76,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.002,18 ha chiếm 46,7%; diện tích đất lâm nghiệp là 4.317,34 ha chiếm 28,79% và diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 152,61 ha chiếm 1,01% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn huyện là 2.868,103 ha chiếm 19,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất ở chiếm 3,55%; diện tích đất chuyên dùng chiếm 9,96%; diện tích đất cơ sở tôn giáo chiếm 0,08%; diện tích đất tín ngưỡng chiếm 0,03%; diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 0,65%; diện tích đất sông ngòi kênh rạch chiếm 4,23% và diện tích đất có mặt nước chuyên dùng chiếm 0,63% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 656,01 ha, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng chiếm 0,57%; diện tích đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 2,92%; diện tích đất núi đá chưa có rừng cây chiếm 0,88% tổng diện tích đất tự nhiên.