Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Vù hương - Nghiên cứu bảo quản hạt giống Vù hương được thực hiện với 04 thí nghiệm, như sau:

(1) Bảo quản lạnh: Hạt được cho vào túi ni lông buộc lại, sau đó được cắt trữ trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4-50C;

(2) Bảo quản thường ở nhiệt độ phòng: Hạt được cho vào bao bì, sau đó được bảo quản ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ từ 25-300 C;

được phơi trên nền đất ở những nơi râm mát, nắng nghẹ với nhiệt độ từ 20- 250C (vào tháng 10, tháng 11);

(4) Bảo quản bằng cát ẩm: Hạt được bảo quản trong cát ẩm với độ ẩm với độ ẩm từ 50 - 70%.

Mỗi thí nghiệm bố trí 200 hạt, thời gian bảo quản 60 ngày. Đối với các thí nghiệm 1, 2, cứ sau 15 ngày, lấy ra 50 hạt để gieo ươm, theo dõi đến khi không còn hạt nảy mầm. Đối với thí nghiệm 4 sẽ tiến hành bảo quản cả 200 hạt vào trong cát ẩm thời gian 60 ngày, theo dõi số lượng hạt nảy mầm ở các thời điểm: sau15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày.

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước và thời gian ngâm đến nảy mầm của hạt

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp sử dụng 100 hạt đồng nhất về kích thước, chất lượng... Xử lý hạt giống ở 3 mức nhiệt độ ban đầu như sau: 300c; 400c; 500c thời gian ngâm hạt 4 giờ; 6 giờ; 8 giờ, 12 giờ (Bảng 2.1). Sau khi ngâm, hạt giống được vớt ra, rửa sạch và ủ vào cát ẩm. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm, 2 ngày đảo hạt 1 lần. Theo dõi sự nảy mầm của hạt giống. Xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ nảy mầm, tốc độ nảy mầm.

Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm xử lý hạt giống Vù hương STT Công thức thí

nghiệm

Nhiệt độ nước ngâm (oC)

Thời gian ngâm (giờ) 1 CT1 30 04 40 50 2 CT2 30 06 40 50 3 CT3 30 08

40 50 4 CT4 30 12 40 50 Xác định tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm

- Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ % của tổng số hạt nảy mầm so với tổng số hạt kiểm nghiệm và được tính theo công thức:

Pi =

N

Nix 100% (2.3) Trong đó Pi: là tỷ lệ nảy mầm

Ni: là số hạt nảy mầm N: là tổng số hạt thí nghiệm - Tốc độ nảy mầm

Tốc độ nảy mầm được tính theo công thức: S =   Xi XiYi (ngày) (2.4) Trong đó: S là số ngày bình quân cho quá trình nảy mầm

Xi là số hạt nảy mầm ngày thứ i Yi là ngày quan sát thứ i

Bốn công thức thí nghiệm trên được xử lý ở các nhiệt độ khác nhau, với thời gian ngâm hạt khác nhau, theo dõi để tính được tỷ lệ nẩy mầm của hạt, tốc độ nẩy mầm của hạt theo từng công thức, qua đó, ta có thể tìm ra được công thức tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây vù hương (cinnamomum balansae lecomte) tại trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung tâm bắc bộ, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)